Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 33 - 36)

III Căn cứ vào quy mô dự án

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc

NSNN

Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý vốn đầu tư thuộc NSNN,

các nhân tố này ảnh hưởng đến cả hai thành phần của quản lý vốn đầu tư đó là vốn đầu tư chi ra và lợi ích, công dụng của đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi chưa được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, các nhân tố này tồn tại trong suốt thời gian của quá trình đầu tư từ khi có chủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư, xây dựng đến khi nghiệm thu đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả quản lý vốn đầu tư XDCB thuộcNSNN đó là:

Chủ trương và chiến lược, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản: nhân tố này có vai trò định hướng đầu tư rất quan trọng, tác động đến đầu tư Quốc gia, từng vùng, từng

ngành, từng lĩnh vực và thậm chí từng dự án và vốn đầu tư. Các chủ trương chính sách đầu tư XDCB tác động đến cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn hình thức đầu tư.

Công tác lập các dự án đầu tư: Các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN được lập hàng năm phải bảo đảm đúng đối tượng đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu các dự án đầu tư được lập với chất lượng cao sẽgóp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư. Trong khi chất lượng công tác lập dự án đầu tư được khởi đầu từ chủ trương đầu tư, đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ. Do đó công tác thẩm định dự án đầu tư là rất quan trọng, nếu làm tốt công tác này trước khi có quyết định đầu tư, điều này sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội.

Quyết định đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư: hai nhân tố này là công cụ quản lý của Nhà nước đối với vốn đầu tư, là một bộ phận quan trọng trong dự toán chi NSNN hàng

năm. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để thanh toán vốn, đây cũng là mức vốn tối đa mà chủ đầu tư được

phép thanh toán cho dự án trong niên độ năm kế hoạch. Do đó nếu quyết định đầu tư

chính xác và thực hiện tốt công tác thông báo kế hoạch vốn đầu tư điều này có nghĩa là việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định, điều ngày giúp

cho quá trình giải ngân vốn được nhanh gọn, tăng cường quản lý vốn đầu tư, điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Bố trí tập trung danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm, luôn đảm bảo sát tiến độ thi công của dự án được phê duyệt.

Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện đầu tư hay chưa đủ điều kiện

thanh toán.

Kế hoạch luôn theo sát mục tiêu định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế- xã

hội của địa phương.

Công tác đấu thầu, chọn thầu và nghiệm thu công trình: Trong thực tế thời gian

qua đã áp dụng hai hình thức chọn thầu là chỉ định thầu và đấu thầu xây dựng. Hình thức chỉ định thầu áp dụng rất hạn chế vì thiếu tính cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho các gói thầu có giá trị nhỏ, dưới 1,0 tỷ đồng… Còn hình thức đấu thầu là hình thức

tiến bộ trong lựa chọn nhà thầu. Trong thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Vì vậy nếu thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu sẽ làm giảm bớt thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng góp phần tích cực nhằm nâng cao

công tác quản lý vốn đầu tư.

Việc nghiệm thu khối lượng công trình được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoàn thành xong công trình khuất, những kết cấu chịu lực trong những bộ phận, hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình. Công tác nghiệm thu này do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị và đơn vị giám định chất lượng theo phân cấp.

Trong công tác quản lý và nghiệm thu chất lượng công trình, các cơ quan liên quan đến công tác này phải thực hiện nghiêm túc việc nghiệm thu công trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Nếu công tác này được quan tâm đúng mức và thực hiện

đúng quy trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo cho đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian sử dụng công trình.

Công tác thanh toán vốn đầu tư: Trong công tác thanh toán vốn đầu tư phải luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình và quy định về quản lý vốn đầu tư. Công tác thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN được thực hiện theo thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày

26/01/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầutư. Trên cơ sở hồ sơ chứng từ hợp pháp, hợp lệ, đúng định mức và đơn giá do Nhà nước quy định đảm bảo điều kiện cấp phát thanh toán. Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán

vốn đầu tư đảm bảo theo trình tự, đúng nội dung và đúng quy định trong việc thanh toán vốn đầu tư, sẽ tránh được tình trạng ách tắc trong quá trình giải ngân làm cho số lượng vốn đầu tư được chu chuyển nhanh và sớm phát huy được hiệu quả.

Công tác lập báo cáo quyết toán, thanh tra: đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư. Sau khi dự án đã hoàn thành sẽ được tổ chức nghiệm thu và làm thủ tục quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị quản lý sử dụng nhằm bảo toàn vốn và phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Do đó, nếu công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán được thực hiện tốt sẽ hạn chế được việc lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Công tác thẩm tra báo cáo quyết toán là khâu quyết định cuối cùng trước khi dự

án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nó phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ giá trị thực của một tài sản hữu hình thuộc sở hữu Nhà nước, nó đánh giá được chất lượng công trình và là cơ sở để tính toán đồng vốn đầu tư thuộcNSNN bỏ ra trong một thời

gian dài của quá trình xây dựng.

Công tác lập và quản lý dự toán công trình: thực chất là quản lý giá trong đầu tư. Trong thực tế có nhiều công trình phải điều chỉnh dự toán nhiều lần do nhiều nguyên nhân như thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng cũ để làm lại theo thiết kế mới, hoặc tính toán sai quy chuẩn, sai định mức, áp dụng sai đơn giá vật tư thiết bị… điều này dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí được trích định mức, dẫn đến dự toán luôn phải điều chỉnh theo cho phù hợp với mức vốn thực hiện thực tế.

Nhân tố về cơ chế chính sách: Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý vốn đầu tư. Đó là các chính sách định hướng phát triển

kinh tế như là: chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư… và các chính sách làm công cụ điều tiết kinh tế vi mô hoặc vĩ mô.

Các chính sách kinh tế tác động đến việc quản lý vốn đầu tư góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý hay không hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp…Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư góp phần tạo ra một số cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hoặc kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)