Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB thuộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28 - 30)

III Căn cứ vào quy mô dự án

1.4.2.1. Quản lý công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB thuộc

NSNN

Vốn đầu tư luôn diễn ra đồng hành cùng với các dự án đầu tư, do đó việc xây dựng kế hoạch vốn cũng được gắn liền với việc xây dựng dự án và phê duyệt các dự án đầu tư.

Trên cơ sở dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành và nhu cầu thực tiễn để xây dựng và lựa chọn dự án đầu tư XDCB. Để được duyệt cấp vốn các dự án đầu tư phải có đủ các điều kiện sau:

Đối với các dự án quy hoạch xây dựng: để được bố trí vốn cần phải có một trong ba điều kiện sau: đề cương, nhiệm vụ dự án quy hoạch hoặc dự toán công tác quy hoạch được duyệt.

Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: để được giao vốn thì các dự án này phải phù hợp với những quy hoạch ngành và lãnh thổ đã được duyệt, có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư.

Đối với các dự án thực hiện đầu tư: để được bố trí vốn năm sau đòi hỏi các dự án phải có quyết định đầu tư trước thời điểm 31/10 của năm hiện hành,có hồ sơ thiết kế, có dự toán và tổng mức vốn được duyệt theo quy định.

Trường hợp dự án chỉ bố trí kế hoạch để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt.

Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án đó sẽ được đưa vào quy hoạch và được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư hàng năm. Theo quy định hiện hành,

thời gian và vốn để bố trí kế hoạch thực hiện dự án nhóm B là không quá 4 năm và không quá 2 năm đối với dự án nhóm C.

a) Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư

Để phân bổ được vốn đầu tư hàng năm, sau khi lựa chọn được danh sách dự án, sau đó phải tiến hành lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm bao gồm một số công việc sau:

Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên.

Ở địa phương: UBND tỉnh lập dự toán ngân sách về phần kế hoạch vốn đầu tư

xin ý kiến thường trực HĐND tỉnh, sau đó gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Ở TW: Các Bộ tổng hợp, xem xét và lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ

trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho Bộ Tài chính và địa phương.

b) Công tác phân bổ vốn đầu tư hàng năm

Phân bổ vốn đầu tư là việc quan trọng và cũng rất phức tạp vì có rất nhiều yếu tố tác động nhất là nhân tố sự tác động của con người, do đó việc phân bổ vốn đầu tư phải được thực hiện theo một số nguyên tắc thống nhất như:

Các dự án đầu tư được phân bổ vốn phải bảo đảm dự án đủ các điều kiện để ghi vốn, đúng với chỉ đạo về phương hướng trọng tâm, trọng điểm, cơ cấu, mức cho phép của cấp trên.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư.

Các công trình, dự án được bố trí vốn đầu tư phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng.

Vốn đầu tư tập trung, bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

Trước khi kế hoạch vốn được giao chính thức, phương án phân bổ vốn phải được cơ quan tài chính thẩm tra và thông báo. Bộ Tài chính là cơ quan thẩm tra phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB của các Bộ và các UBND tỉnh về việc chấp hành các nguyên tắc phân bổ vốn như: điều kiện, cơ cấu theo sự chỉ đạo của các dự án và các chương trình mục tiêu…Sở Tài chính, các phòng Tài chính sẽ xem xét các thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án. Trường hợp dự án đáp ứng đầy đủ các các yêu cầu về thủ tục thì sẽ được các cơ quan tài chính chấp nhận bằng thông báo kế hoạch vốn; trường hợp không đúng quy định, không đủ thủ tục thì cơ quan tài chính sẽ có văn bản đề nghị điều chỉnh lại.

Sau khi cơ quan tài chính thẩm tra chấp nhận thì các Bộ, UBND tỉnh, UBND huyện sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để tiến hành thực hiện dự án; đồng thời gửi KBNN nơi dự án mở tài khoản để theo dõi và làm căn cứ để kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự án cũng thường có những khó khăn, vướng mắc do khách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến tiến độ và mục tiêu đầu tư của dự án. Do đó việc rà soát, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn kịp thời, có thể chuyển vốn từ các dự án không thực hiện hoặc thực hiện chậm sang các dự án thực hiện nhanh… nhằm đảm bảo đẩy nhanh được tiến độ giải ngân đúng theo yêu cầu kế hoạch đề ra, từ đó mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)