THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 46 - 51)

III Căn cứ vào quy mô dự án

THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG GIANG

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Kiên

Giang

Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình Kiên Giang

thì rất đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi và biển đảo, diện tích tự nhiên của

Kiên Giang là 6.347 kmP

2

P

, có bờ biển hơn 200 km với khoảng 140 hòn, đảo; trong đó đảo Phú Quốc diện tích 567 kmP

2

Pvà cũng là đảo lớn nhất Việt Nam. Hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng 2.054 km, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và tiêu thoát nước lũ. Dân số của tỉnh Kiên

Giang đến năm 2014 là: 1.751.005 người, trong đó: dânsố thành thị chiếm 27%, nông thôn chiếm 73%, mật độ dân số 271 người/kmP

2

P

. Cộng đồng dân cư chính gồm các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 2.511 USD (giá hiện hành). Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã, 2 huyện đảo và 11 huyện đất liền) được chia làm 4 vùng: Tứ giác Long Xuyên là vùng tập trung thoát lũ chính của tỉnh; tây Sông Hậu là vùng chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm; U Minh Thượng với địa hình thấp thường ngập lụt vào mùa mưa; Vùng biển hải đảo.

Kiên Giang có tuyến đê biển dài 212 km, dọc theo tuyến đê này là dãy rừng phòng hộ ven biển với diện tích hiện có là 5.578 ha. Tuyến đê bị chia cắt bởi 60 cửa sông, kênh nối ra biển Tây. Cao trình đê từ 2,0- 2,5 m, chiều rộng mặt đê từ 4-6 m,

hiện nay đã đầu tư xong 25 cống, còn lại 35 cửa sông/kênh thông ra biển cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng cống để thoát lũ, ngăn mặn cho địa phương.

2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang

Nhìn lại thời gian qua từ năm 2010- 2015, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Kiên Giang đã đề ra các Nghị quyết, kế hoạch, giải pháp và chỉ đạo điều hành từng bước có sự thay đổi đáng kể trên nhiều lĩnh vực như: triển khai kịp thời các hệ thống pháp luật, các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành TW cho sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng đầy đủ và đồng bộ. Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đầu tư XDCB, nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào khai tác sử dụng như công trình cầu Cái Lớn- Cái Bé, cầu An Hòa 2, cầu Trung tâm lấn biển Thành phố Rạch Giá, công trình điện cáp ngầm xuyên biển 110 KV Hà Tiên- Phú

Quốc… Đồng thời, còn có kết quả nhiều chỉ tiêu kinh tế khác đạt và vượt so với cùng

kỳ, kết quả đã đạt cụ thể như sau:

Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (giai đoạn 2011-

2015) đạt 7,4% (giá so sánh 2010); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 48,09% còn 43,07%, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng từ 16,64% lên 19,85% và dịch vụ từ 35,26% lên 37,08%. Thu nhập bình quân đầu người đầu năm 2015 đạt 1.725,4 USD tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010.

Một số chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt so kế hoạch: sản lượng lúa đạt 4,65 triệu tấn, tăng vượt 31% so với kế hoạch; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 64.450 tỷ đồng, tăng 3,7%; thu ngân sách đạt 5.507 tỷ đồng, tăng 14,3%; tỷ lệ huy động học sinh từ 6- 14 tuổi đến trường đạt 100%; giải quyết việc làm cho 33.000 lao động, tăng 3% so với kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 1- 1,5%.

Bên cạnh một số chỉ tiêu vượt so với kế hoạch đề ra, còn có một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 7,4% so với kế hoạch đề ra; nguồn vốn đầu tư đạt 81,5% so với kế hoạch; tổng kim ngạch xuất khẩu 526 triệu USD đạt 58,4% kế hoạch; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 647.125 tấn đạt 94,5% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng là 12% đạt 86% so với kế hoạch; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 85% đạt 89% so kế hoạch, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,2 còn vượt 0,1; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đạt 14% còn vượt 1,2% so kế hoạch.

2.2. CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011- BẰNG NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011- 2015

2.2.1. Nguyên tắc chung

Việc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN theo hướng phục vụ các mục tiêu của ngành; định hướng phát triển chung và mục tiêu của ngành, lĩnh vực đến năm 2015; đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng về phân bổ vốn đầu tư phát triển.

Vốn đầu tư thuộc NSNN được cân đối trên cơ sở tổng thể giữa nhu cầu đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng của ngân sách. Tập trung đầu tư những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, hoàn thiện một bước về kết cấu hạ tầng, nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo mục tiêu đề ra.

Bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng; giữa yêu cầu phát triển các lĩnh vực trọng điểm, vùng có lợi thế phát triển và vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn và huyện mới thành lập, hướng tới sự phát triển đồng đều giữa các vùng và góp phần nâng cao mức sống dân cư.

2.2.2. Phân bổ vốn đầu tư đối với các ngành dự án, công trình

Việc phân bổ vốn dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối cho từng lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2011- 2015. Căn cứ chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển của TW giao; UBND tỉnh dự kiến phân bổ mức vốn giao và danh mục công trình trình HĐND tỉnh quyết định. Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

Thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN. Vốn đầu tư thuộc NSNN chỉ bố

trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hộikhông có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của ngành, đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ phát triển của tỉnh theo kế hoạch đề ra.

Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; bảo đảm thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

Phải dành vốn để thanh toán các khoảnnợ và ứng trước năm kế hoạch.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

2.2.3. Định mức phân bổ chi đầu tư trong cân đối NS cấp huyện (huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh) thành phố thuộc tỉnh)

2.2.3.1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối cho cấp huyện trong cân đối cho cấp huyện

Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, cân đối NSNN các tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011, được ổn định trong 5 năm của giai đoạn 2011- 2015.

Đầu tư đảm bảo tương quan hợp lý để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh theo kế hoạch 5 năm 2011- 2015 và các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển của địa phương. Ưu tiên hỗ trợ các địa bàn thuộc biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và huyện mới thành lập để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư.

Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.

2.2.3.2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối NS cho các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2011- 2015 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh giai đoạn 2011- 2015

Được xác định theo 4 tiêu chí sau:

Tiêu chí dân số gồm 2 tiêu chí: tổng số dân và số người dân tộc Khmer trên địa

bàn.

Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm 2 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo và thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất).

Tiêu chí diện tích tự nhiên gồm 2 tiêu chí: diện tích đất tự nhiên và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa so với tổng diện tích đất tự nhiên của địa phương.

Tiêu chí bổ sung.

Việc xác định các số liệu làm cơ sở tính điểm cho các tiêu chí căn cứ vào niên giám thống kê tỉnh năm 2009, dự toán thu NS năm 2010 tỉnh đã giao cho các địa phương; số người dân tộc Khmer theo số liệu thống kê năm 2009 của Ban Dân tộc tỉnh

và sốliệu thống kê diện tích đất tự nhiên, đất lúa của Sở Tài nguyên và môi trường.

2.2.3.3. Xác định số điểm của từng tiêu chí và số điểm của từng địa phươnga) Điểm của tiêu chí phân bổ vốn đầu tư a) Điểm của tiêu chí phân bổ vốn đầu tư

Tiêu chí dân số

Điểm của tiêu chí tổng số dân

Địa phương có dân số dưới 42.000 người được tính 1 điểm.

Địa phương có dân số từ 42.000 người trở lên, mỗi 10.000 người tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm.

Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số

Địa phương có người dân tộc Khmer dưới 10.000 người được tính 1 điểm.

Địa phương có số người dân tộc Khmer từ 10.000 người trở lên, mỗi 2.000 người tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm.

Tiêu chí về trình độ phát triển Điểm của tiêu chí hộ nghèo

Địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cứ 6% được tính 2 điểm. Địa phương có tỷ lệ hộ nghèo trên, dưới 6% thì tính theo tỷ lệ tam suất.

+ Điểm của tiêu chí thu nội địa

Địa phương có dự toán thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) năm 2010 dưới 50 tỷ đồng được tính 1 điểm.

Địa phương có dự toán thu nội địa từ 50 tỷ đồng trở lên, mỗi 15 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm 0,1 điểm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 46 - 51)