- Tiêu chí diện tích tự nhiên + Điểm của diện tích đất tự nhiên
2 .4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.4.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Gianggiai đoạn 2010-
a) Tồn tại trong cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Trong thời gian qua, cơ chế quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB thường xuyên thay đổi, ban hành quá nhiều, gây khó khăn trong việc triển khai, tổ chức
thực hiện. Việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN có xu hướng nới lỏng đầu vào nhưng chưa có phương pháp quản lý có hiệu quả đầu ra. Chế độ quản lý quy định chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, về định mức, đơn giá, dự toán, chất lượng công trình… còn cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chỉ quản lý trên hồ sơ chứng từ. Chính vì lý do này, dễ xảy ra các biểu hiện tiêu cực ở chủ đầu tư dẫn đến tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Chưa có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp thu hồi vốn tạm ứng chậm, nộp hồ sơ quyết toán chậm, lập kế hoạch vốn sai,…đồng thời chưa có sự chấn chỉnh về chuyên môn cho những đơn vị yếu kém và chưa có chính sách khen thưởng, khuyến khích được những chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã làm tốt công việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
b) Tồn tại trong thực tế quản lývốn đầu tư
Trong những năm gần đây, mặc dù công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc
NSNN đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thực tế công tác quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý vốn NSNN về XDCB nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại và bức xúc như công tác lập quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư còn chưa đồng bộ, chất lượng không cao, công tác quy hoạch theo ngành không gắn chặt với từng vùng địa phương, còn một số chủ trương đầu tư thiếu chính xác, còn phổ biến tình trạng đầu tư dàn trải, gây thất thoát, lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Còn nhiều xơ xuất trong các bước thực hiện quy trình đầu tư từ khi có chủ trương đầu tư, công tác lập quy hoạch, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và đưa công trình vào khai thác sử dụng, tình trạng nợ tồn đọng vốn đầu tư XDCB ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Cụ thể như sau:
Các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB chủ yếu là những văn bản dưới luật, nhiều nội dung quy định trong văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, thiếu các chế tài đủ mạnh. Nhiều nội dung còn mâu thuẫn, chồng chéo, chấp vá, thiếu tính thống nhất, tính đồng bộ và không ổn định. Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định rõ địa vị pháp lý của một số chủ thể liên quan cũng như các chế tài xử lý. Điều đó đã
dẫn đến sự nhằm lẫn trong việc xác định trách nhiệm, chịu trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB.
Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, công tác lập báo cáo kinh tế kỹ thuật còn nhiều hạn chế, các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều công trình, dự án còn điều chỉnh bổ sung tăng tổng mức vốn đầu tư ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Vẫn còn nhiều trường hợp nể nang trong công tác quản lý vốn đầu tư thuộc NSNN.
Vấn đề đầu tư sai, đầu tư dàn trải, đầu tư khép kín vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tư. Nhiều công trình dự án chưa thật sự phải cần thiết đầu tư, chưa đến thời điểm đầu tư hoặc không nhất thiết phải bố trí vốn NSNN để đầu tư, điều này gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý: trình độ và phẩm chất của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, yếu kém dẫn đến nhiều sai sót trong công tác quản lý vốn. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tư đôi khi bị tác động tiêu cực của thị trường, các phần tử xấu dẫn đến một số sai phạm trong quản lý.
Về công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: trong công tác thẩm tra, phê duyệt hồ sơ quyết toán còn tồn tại 2 vấn đề lớn là: việc chậm lập và nộp hồ sơ quyết toán sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng; việc chậm thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Một số công trình chậm nộp hoặc không được phê duyệt quyết toán là do trong quá trình thực hiện đã phát sinh tăng khối lượng quá lớn so với dự toán được duyệt, dẫn đến vượt tổng mức đầu tư để được quyết toán hồ sơ đó thì phải chờ phê duyệt điều chỉnhtổng mức đầu tư và phải xin bố trí vốn bổ sung để trả nợ khối lượng hoàn thành nên thường xảy ra nợ đọng XDCB còn rất lớn, kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến việc cân đối vốn ngân sách địa phương.
Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư thuộc NSNN của chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn nhiều hạn chế và yếu kém. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa nghiên cứu sâu các chế độ, chính sách pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư. Một số chủ đầu tư không có chuyên môn và
kiến thức về XDCB dẫn đến không đủ tình độ nghiệm thu công trình, không đủ năng lực phát hiện ra những sai sót trong thiết kế, kết cấu công trình. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa thực hiện tốt chức năng giám sát thị trường dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thi công không được phát hiện và xử lý kịp thời, còn tâm lý ỷ lại trông chờ vào các nhà tư vấn thiết kế và giám sát công trình thi công.
Về công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chưa thường xuyên. Trong điều kiện hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra chưa thể hiện hết vai trò và chức năng của mình, chưa xử lý nghiêm túc các trường hợp sai phạm làm thất thoát vốn của Nhà nước, làm buông lỏng kỷ cương phép nước và đây là nguyên nhân làm cho việc sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đầu tư XDCB là một lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị. Do đó, sai phạm trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
thuộc NSNN thường xảy ra theo dây chuyền. Đây chính là nguyên nhân mà trong các kết luận thanh tra, kiểm tra không chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, mà chỉ quan tâm đến sai phạm của các nhà thầu. Chính vì vậy mà không thể xử lý triệt để các vấn đề tồn tại trong khâu quản lý này.