- Tiêu chí diện tích tự nhiên + Điểm của diện tích đất tự nhiên
2 .4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
2.4.3.3. Quản lý công tác giải ngân, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư
thuộc NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2014
a) Công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Hàng năm, sau khi nhận được quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu tư thì các
chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiến hành lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư gửi cơ quan tài chính để cơ quan tài chính cấp vốn đầu tư. Thông thường độ chính xác của kế hoạch thanh toán vốn đầu tư còn hạn chế nhất là những tháng đầu năm chỉ thực hiện đạt kế hoạch được 50-60%, nguyên nhân là do chủ đầu tư, ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch chưa chi tiết và chưa sát tình hình thực tế.
Sau khi cơ quan tài chính thông báo mức vốn đầu tư sang Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tiếp tục công việc kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư XDCB. Việc kiểm soát vốn đầu tư cho các công trình, dự án trong phạm vi của kế hoạch được giao của cấp có thẩm quyền. Theo quy trình thanh toán vốn hiện hành, Kho bạc yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án như quyết đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán và thiết kế thi công của hạng mục công trình, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, hợp đồng, bảng xác định khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, giấy đề nghị thanh toán, giấy rút dự án và các chứng từ có liên quan khác để thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra tính chính xác và đúng đắn của hồ sơ pháp lý, định mức, đơn giá, khối lượng được duyệt trong hồ sơ thiết kế và dự toán. Trong thực tế, qua kiểm soát thanh toán thường phát hiện có nhiều sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, do đó hồ sơ đó thường trả lại cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án để hoàn chỉnh hồ sơ, điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch. Một số vướng mắc, hạn chế trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn chưa được xử lý dứt điểm như các quy định chế tài trong hợp đồng chưa được thực hiện nghiêm túc như thời gian thi công trễ hạn,
mức tạm ứng và hình thức thu hồi số tiền tạm ứng…Điều này ảnh hưởng rất lớn trong việc thanh toán vốn đầu tư.
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 Năm2012 2013 2014
1 Nguồn cân đối
NSĐP 356.603 610.550 854.333 582.192 1.167.387
2 Nguồn TWHT có
mục tiêu 470.737 617.132 870.912 744.848 867.188
3 Chương trình mục
tiêu Quốc gia 32.293 0 48.417 47.036 42.614
Tổng cộng 859.633 1.227.682 1.773.662 1.374.076 2.077.189
Nguồn: Sở Tài chính Kiên Giang
Nhìn chung qua 5 năm tình hình thanh toán vốn đầu tư cũng tăng theo kế hoạch vốn đầu tư, cụ thể là năm 2010 thanh toánvốn ngân sách chi cho đầu tư được 859.633 triệu đồng, qua năm 2011 thanh toán được 1.227.682 triệu đồng, năm 2012 thanh toán được 1.773.662 triệu đồng, sang năm 2013 số tiền thanh toán giảm xuống còn 1.374.076 triệu đồng, giảm theo kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2013. Đến năm 2014 vốn ngân sách giải ngân được 2.077.189 tăng gấp hơn hai lần so với năm 2010
Hình 2.4: Biểu đồ thanh toán vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang giai đoạn 2010-2014
859.633 1.227.682 1.374.076 1.227.682 1.374.076 2.077.189 1.773.662 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Tr iệ u đồng
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tưXDCB thuộc NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Kế
hoạch Thanh toán
Tỷ lệ (%) KH Thanh toán Tỷ lệ (%) KH Thanh toán Tỷ lệ (%) KH Thanh toán Tỷ lệ (%) KH Thanh toán Tỷ lệ (%) 1 Nguồn cân đối NSĐP 479.870 356.603 74,3 901.500 610.550 67,7 1.075.300 854.333 79,5 1.263.033 582.192 46,1 1.308.073 1.167.387 89,2 2 Nguồn TW hỗ trợ có mục tiêu 542.818 470.737 86,7 650.500 617.132 94,9 938.120 870.912 92,8 746.722 744.84 8 99,8 975.467 867.188 88,9 3 Chương trình mục tiêu quốc gia 34.854 32.293 92,7 0 0 0 54.300 48.417 89,2 50.078 47.036 94 54.080 42.614 78,8 Tổng cộng 1.057.542 859.633 81,3 1.552.000 1.227.682 79,1 2.067.720 1.773.662 85,8 2.059.833 1.374.076 66,7 2.337.620 2.077.189 88,9
Tuy nhiên, tình hình giải ngân vốn đầu tư qua các năm thì quá chậm không đạt 100% kế hoạch vốn đề ra. Năm 2010 tổng vốn giải ngân chỉ đạt 81,3 kế hoạch vốn đề ra, trong đó vốn NSĐP đạt 74,3%, vốn NSTW đạt 86,7% và vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 92,7%. Sang năm 2011 số vốn giải ngân đạt thấp hơn so với năm 2010, chỉ đạt 79,1% kế hoạch vốn, trong đó vốn NSĐP đạt 67,7%, vốn NSTW đạt 94,9%. Đến năm 2012 tỷ lệ thanh toán vốn này có tăng lên nhưng vẫn thấp so với kế hoạch là 85,8%, trong đó vốn NSĐP đạt 79,5%, vốn NSTW đạt 92,8% và vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 89,2%. Vào năm 2013 tỷ lệ này lại tụt xuống còn đạt 66,7% so với kế hoạch vốn, trong đó vốn NSĐP đạt 46,1%, vốn NSTW đạt 99,8% và vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 94%. Đến năm 2014 số vốn giải ngân đạt 88,9% so với kế hoạch vốn, trong đó vốn NSĐP đạt 89,2%, vốn NSTW đạt 88,9% và vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đạt 78,8%.
Hình 2.5: Biểu đồ tình hình thanh toán theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang giai đoạn 2010 - 2014
1.057.542 1.552.000 1.552.000 2.059.833 2.337.620 2.067.720 2.077.189 1.374.076 1.227.682 859.633 1.773.662 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2010 2011 2012 2013 2014 Năm Tr iệ u đồng Kế hoạch Thanh toán
b) Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN
Như đã trình bày ở trên thì công tác quyết toán vốn đầu tư có 2 loại là quyết toán vốn theo niên độ và quyết toán vốn đầu tư XDCB khi dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
Quyết toán vốn đầu tư XDCB theo niên độ gồm 2 nội dung chính:
Quyết toán vốn đã cấp theo kế hoạch, vấn đề quyết toán này nhằm mục đích xác định số thực chi của từng công trình, dự án và lũy kế số vốn đã chi từ khi bắt đầu khởi công, để xác định số vốn còn thiếu cần bố trí vốn tiếp. Căn cứ vào số liệu quyết toán này để xác định được số vốn còn lại chưa thực hiện, từ đó có hướng giải quyết số vốn còn thừa này như kéo dài, chuyển tiếp hoặc cắt chuyển vốn sang công
trình khác.
Quyết toán vốn đầu tư theo mục lục ngân sách, loại quyết toán này nhằm mục đích xác định số vốn thực chi của từng dự án, công trình theo chương, loại, khoản, mục được quy định trong mục lục ngân sách. Số vốn quyết toán là số thực chi không tính số chi tạm ứng của từng dự án, công trình. Việc quyết toán này giúp xác định hiệu quả thực sự của NSNN và tạo điều kiện lưu trữ và phân tích đánh giá
NSNN.
Quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN khi các công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng
Việc quyết toán vốn công trình hoàn thành là việc xác định tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý đề nghị quyết toán, xác định tính chính xác của số liệu đề nghị quyết
Bảng 2.7: Tình hình giảm trừ trong quyết toán vốn đầu tư thuộc NSNN giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 Năm2012 2013 2014 Số dự án DA 1.028 1.404 1.150 1.343 1.401 Giá trị đề nghị quyết toán Tr.đ 1.535.641 1.768.556 1.608.762 2.323.183 3.592.095 Giá trị phê
duyệt quyết toán Tr.đ 1.524.321 1.755.446 1.590.184 2.300.652 3.557.744 Giá trị giảm trừ Tr.đ 11.320 13.110 18.578 22.531 34.351 Tỷ lệ giảm trừ (Giá trị giảm trừ/giá trị đề nghị quyết toán % 0,74 0,74 1,15 0,97 0,96
Nguồn: Sở Tài chính Kiên Giang
Theo các số liệu tổng hợp cho thấy, những năm gần đây, công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành đã có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp. Sự cố gắng của cơ quan tài chính cho thấy một số kết quả như số dự án được quyết toán tăng dần hàng năm và số vốn giảm trừ trong quyết toán tăng lên. Năm 2010 tỉnh đã quyết toán được 1.028 dự án đến năm 2014 số hồ sơ quyết toán là 1.401 hồ sơ, tăng 373 dự án tương đương 36% so với năm 2010. Qua công tác thẩm tra đã phát hiện những sai sót, bất hợp lý của khối lượng, đơn giá trong hồ sơ đề nghị quyết toán của chủ đầu tư, ban quản lý dự án giảm giá trị đề nghị quyết toán được hàng chục tỷ đồng. Năm 2010, giá trị quyết toán 11.320 triệu đồng, tỷ lệ giảm trừ là 0,74%; năm 2014 giảm giá trị phê duyệt quyết toán được 34.351 triệu đồng, tỷ lệ giảm trừ là 0,96 % so với số đề nghị quyết toán.
Tuy nhiên tình trạng vi phạm quy định về quyết toán vẫn còn xảy ra ở nhiều dự án, công tác quản lý còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, các ngành các cấp, các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong công tác thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư còn có những vướng mắc chủ yếu như chủ đầu tư phê duyệt dự toán bổ sung sau thời gian nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Để tháo gỡ vướng mắc trong công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, thì phải mất rất nhiều thời gian để Sở Tài chính trình xin ý kiến xử lý vướng mắc lên Vụ đầu tư thuộc Bộ Tài chính, điều này ảnh hưởng đến việc trễ hạn trong thời gian quyết toán vốn đầu tư.
Qua công tác tổng hợp thực tế cho thấy vẫn còn nhiều hồ sơ chưa lập báo cáo quyết toán, những vướng mắc trong việc quyết toán chưa được giải quyết dứt điểm,
kéo dài thời gian thi công, nợ đọng XDCB chưa được xử lý triệt để, gây ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, gây nợ đọng XDCB kéo dài, không tất toán được tài khoản của dự án, không hạch toán tăng tài sản kịp thời.
Bảng 2.8: Tình hình dự án công trình hoàn thành chậm lập báo cáo quyết toán giai đoạn 2010 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Năm 2013 2014
Chậm lập báo cáo quyết toán từ 1 đến 24 tháng
DA 193 228 265 328 214
Tr.đ 408.050 446.311 537.379 842.212 1.298.191
Chậm lập báo cáo quyết toán
trên 24 tháng DA 89 147 155 149 126 Tr.đ 87.214 165.844 220.772 478.548 715.271 Tổng số chậm lập báo quyết toán DA 282 375 420 477 440 Tr.đ 495.264 612.155 758.151 1.320.760 2.013.462
Nguồn: Sở Tài chính Kiên Giang
Tình hình tồn đọng dự án, công trình đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa lập báo cáo quyết toán để thẩm tra quyết toán có chiều hướng tăng: năm 2010 có 282 dự án, năm 2011 có 375 dự án, năm 2012 có 420 dự án, năm 2013 có 477 dự án, năm 2014 lại giảm xuống còn 440 dự án. Trong đó số dự án chậm lập hồ sơ quyết toán ở cấp huyện chiếm số lượng lớn: năm 2013 có 380 dự án, năm 2014 có 395 dự án. Nguyên nhân chủ yếu trong việc chậm lập báo cáo quyết toán là do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa quan tâm đúng mức đến công tác
quyết toán dự án hoàn thành, năng lực trình độ của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, quá trình triển khai dự án chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục quản lý đầu tư XDCB, không xử lý dứt điểm các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Tình trạng làm thất lạc hồ sơ quyết toán vẫn còn xảy ra. Một nguyên nhân khác nữa là do một số cán bộ làm công tác quyết toán ở một số địa phương còn thiếu, năng lực còn hạn chế, thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn kéo
dài. Một số chủ đầu tư không tuân thủ quy trình, trình tự thủ tục trong đầu tư XDCB như đối với khối lượng phát sinh, thay đổi so với thiết kế dự toán được duyệt thì
chủ yếu phần lớn sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng mới tiến hành làm thủ tục bổ sung làm kéo dài thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục. Việc tạm ứng vốn để thực hiện công tác bồi hoàn, giải phóng mặt bằng nhưng trong quá trình thực hiện triển khai dự án, một số hộ dân còn khiếu nại chưa nhận tiền bồi hoàn gây ảnh hưởng đến việc triển khai thi công, không quyết toán được chi phí bồi hoàn.
c) Công tác tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB
Tất toán tài khoản là việc xóa tài khoản của dự án, công trình đã quyết toán hoàn thành trong sổ kế toán của KBNN. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chậm nộp hồ sơ quyết toán đều này gây ảnh hưởng đến việc tất toán tài khoản vốn đầu tư, điều này góp phần làm tăng số tài khoản tại KBNN nhưng chưa được tất toán. Cụ thể trong năm 2012 số hồ sơ được phê duyệt quyết toán là 304 công trình, dự án với giá trị là 801.091 triệu đồng nhưng KBNN chỉ tất toán được 8 dự án và 18 hạng mục dự án với giá trị là 64.505 triệu đồng tương đương 8%. Số dự án, công trình còn lại chưa được tất toán chiếm tỷ lệ đến 92%, nguyên nhân là do các dự án, công trình không đủ kế hoạch vốn để cấp tiếp theo giá trị quyết toán được duyệt. Trong thời gian qua, KBNN Kiên Giang cũng đã phối hợp với các ngành, các cấp, các chủ đầu tư để xử lý vấn đề tồn đọng này. Tuy nhiên, vấn đề tồn đọng hồ sơ quyết toán và tất toán đang là một khe hở trong hệ thống quản lý vốn đầu tư, điều này đòi hỏi phải có nhiều giải phảp để cải thiện vấn đề này.