Giải pháp đối với bộ máy quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 87 - 89)

- Tiêu chí diện tích tự nhiên + Điểm của diện tích đất tự nhiên

KIÊN GIANG

3.1.3. Giải pháp đối với bộ máy quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc

NSNN

Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư thuộc NSNN có hai nhóm: nhóm quản lý vốn đầu tư (gồm những cơ quan liên quan như Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc); nhóm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư (bao gồm chủ đầu tư và ban quản lý dự

án).

Đối với nhóm các cơ quan Nhà nước quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cần thực hiện một số công việc sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát lại các chức năng của các cơ quan quản lý vốn đầu tư

(cơ quan Kế hoạch, Tài chính, Kho bạc) để phân định càng rõ ràng chức năng hơn để tránh những công việc trùng lắp, chồng chéo hoặc bỏ soát. Các phòng quản lý theo dõi công việc quản lý vốn cần hoàn thiện một cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao; thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công việc được giao.

Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc phân cấp và phân công hợp lý

trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB, TW phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện, việc phân cấp này phải được thực hiện đồng bộ. Cấp nào đảm nhiệm vai trò của cấp đó, nhằm đảm bảo tính tự chủ và nâng cao năng lực sáng tạo của cấp dưới.

Việc phân cấp phải đi đôi với phân quyền, phân tiền và phân chia trách nhiệm rõ ràng của từng cấp để cho các cấp có điều kiện chủ động thực hiện các công việc của cấp mình và một khi có vấn đề gì xảy ra thì sẽ xác định được đó là công việc và nhiệm vụ của cấp nào để có hướng giải quyết kịp thời.

UBND tỉnh và huyện, các Sở, ban, ngành thường chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch được giao, đảm bảo thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu năm không dồn tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm, ảnh hưởng đến ngân sách và gây nhiều khó khăn trong công tác giải ngân vốn đầu tư.

Thứ ba,tiếp tục triển khai công việc cải cách hành chính theo đề án của Chính

phủ, nhưng cũng không nên quá máy móc cứng nhắc. Cải cách hành chính phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và phải gắn với việc áp dụng hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Hiện nay, ở tất cả các cơ quan cấp cơ sở đã triển khai cơ chế một cửa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ

công tác.

Đối với nhóm các cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB, cần giải quyết một số công việc sau:

Thứ tư, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý,

trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong ban quản lý dự án; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, định mức tiêu chẩn quản lý dự án cho phù hợp với thực tế, có căn cứ khoa học, đồng bộ, ổn định và có tính khả thi cao. Quy định rõ ràng các tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh của chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Thường

xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngủ cán bộ làm việc trong hệ thống ban quản lý dự án; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng vềnghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách. Xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân làm việc trong các cơ quan trực tiếp quản lý vốn đầu tư.

Thứ năm, tăng cường việc quan tâm các mặt trong việc quản lý vốn của các dự

nội dung xây dựng lắp đặt công trình còn một số công việc của ban quản lý dự án như việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong xây dựng, công tác môi trường, báo cáo tình hình thanh toán và quyết toán công trình. Nhiều dự án không quyết toán được hoặc bỏ dỡ không quyết toán mà không được xử lý dứt điểm để dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán vốn đầu tư. Mặt khác do các chủ đầu tư, ban quản lý dự án làm việc với các nhà thầu thông qua hợp đồng không dành nhiều thời gian giám sát thực tế tiến độ hiện trường, do đó không có hướng xử lý kịp thời. Do vậy, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án ngoài việc theo dõi công việc trên chứng từ hồ sơ, hợp đồng thì cần phải chủ động thời gian và thường xuyên đi giám sát hiện trường để kịp thời báo cáo lên cấp trên những công việc biến động, phát sinh để kịp thời điều chỉnh, đề xuất xử lý nhằm đảm bảo hoàn thành công việc theo kế hoạch được giao. Các cơ quan cấp phát vốn đầu tư chủ động rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong XDCB, từ đó phân tích rõ số liệu vượt kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, đề nghị điều chỉnh bố trí vốn cho các công trình trên để thanh toán dứt điểm các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)