Quản lý công tác cấp phát và thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 30 - 32)

III Căn cứ vào quy mô dự án

1.4.2.2. Quản lý công tác cấp phát và thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN

a) Cấp phát vốn đầu tư

Sau khi vốn đầu tư XDCB được giao, dự toán được phân bổ, thì công việc tiếp theo là cấp phát vốn. Việc cấp phát vốn đầu tư bao gồm 2 công việc: công việc lập kế hoạch cấp phát và tiến hành cấp phát vốn đầu tư theo dự toán được duyệt. Việc cấp phát vốn đầu tư liên quan đến các cơ quan quản lý tài chính, các ban quản lý dự án liên quan đến chủ đầu tư, KBNN.

Vốn đầu tư XDCB thuộcNSNN được cấp phát theo hai hình thức chủ yếu đó là

b) Thanh toán vốn đầu tư

Do vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN chi cho các dự án có nội dung khác nhau (quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thực hiện đầu tư, chi phí quản lý dự án…) nên có đối tượng, tính chất và đặc điểm các khoản chi này không giống nhau, từ đó kéo theo yêu cầu hồ sơ thủ tục, mức quản lý tạm ứng, thanh toán vốn và tham gia xử lý công việc cũng như quy trình thanh toán vốn sẽ có những điểm khác nhau, tương ứng phù hợp với nội dung từng loại dự án. Việc thanh toán vốn đầu tư căn cứ vào các quy định sau:

Thứ nhất, quy định về hồ sơ thủ tục: một số quy định về hồ sơ tài liệu thanh toán

chủ yếu như: tài liệu mở tài khoản, văn bản phê duyệt đề cương, dự toán chi phí, văn bản lựa chọnnhà thầu, hợp đồng kinh tế, báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ bảo lãnh tạm ứng, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, giấy đề nghị thanh toán, giấy rút vốn…; tùy theo từng loại vốn đầu tư mà có những quy định về hồ sơ, thủ tục

khác nhau.

Thứ hai, quy định về phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán được thể

hiện rõ trong hợp đồng, thông thường thì có 3 thể thức thanh toán chủ yếu: thanh toán tạm ứng, thanh toán giữa kỳ hoặc tạm thanh toán và thanh toán khối lượng công việc

hoàn thành.

Tùy theo từng loại nguồn vốn, tính chất và quy mô từng dự án mà xác định mức tiền thanh toán tạm ứng tối thiểu sau khi ký hợp đồng, cụ thể như sau:

Quy định về mức tạm ứng vốn đầu tư: mức tạm ứng tối thiểu là 20% giá trị hợp đồng đối với gói thầu xây dựng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, tối thiểu 15% giá trị hợp đồng đối với gói thầu xây dựng có giá trị từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng và gói thầu thực hiện theo hợp đồng tổng thầu, tối thiểu 10% đối với gói thầu thiết bị và gói thầu xây dựng có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên; 25% đối với hợp đồng tư vấn.

Việc thu hồi vốn tạm ứng theo các công việc đã được tạm ứng ở trên được thực hiện qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu để xác định.

Thanh toán khối lượng hoàn thành: căn cứ vào biên bản nghiệm khối lượng công việc hoàn thành, bảng xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành giữa chủ đầu tư và nhà thầu thì Kho bạc tiến hành bước thanh toán vốn đầu tư theo quy định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)