Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư thuộc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 73 - 76)

- Tiêu chí diện tích tự nhiên + Điểm của diện tích đất tự nhiên

2.4.3.4.Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư thuộc

2 .4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.4.3.4.Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư thuộc

NSNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2014

Hàng năm, có nhiều chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN, nhằm phát hiện những vấn đề vướng mắc, việc chi sai chế độ, sai luật… của các chủ đầu tư, ban quản lý để kịp thời có những hướng dẫn điều chỉnh và uốn nắn công tác này hoạt động đúng chế độ và đúng quy định của pháp luật. Một số công tác kiểm tra, giám chủ là các cuộc thanh tra, giám sát của thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước khu vực V và các tổ chức có chức năng giám sát như Quốc hội, HĐND các cấp, giám sát cộng đồng. Hình thức kiểm tra,

giám sát chủ yếu là thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo vụ việc hoặc chỉ đạo của cấp trên.

Thực tế, tại tỉnh Kiên Giang có đoàn kiểm toán khu vực V kiểm tra định kỳ

hai năm mộtlần, ngoài ra còn có các cuộc thanh trađột xuất.

Các cuộc kiểm tra, giám sát đều thực hiện theo đúng nội dung, mục đích đề ra. Nhưng trong thực tế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường căn cứ vào số liệu giải ngân qua KBNN sau đó mới quay lại kiểm tra tình hình thực tế tại chủ đầu tư

và đối chiếu các hồ sơ với các chế độ, chính sách để có những kết luận và kiến nghị một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Sau đây là một số kết luận trong báo cáo công tác kiểm tra, giám sát về vốn NSNN trong đầu tư XDCB trong thời gian qua như sau:

Trong báo cáo kiểm toán về tình hình quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013 tại tỉnh Kiên giang có kết luận như sau: các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện cho người dân trong vùng được thuận lợi trong việc gia tăng sản xuất, đi lại và giao thương hàng hóa, được tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, dễ dàng, hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó cho thấy việc đầu tư các dự án bằng nguồn trái phiếu Chính phủ đã mang lại tính thiết thực và hiệu quả về mặt xã hội. Mặt khác, các công trình đầu tư xây dựng cũng tạo ra nhiều việc làm và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho các ngành sản xuất góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, một số mặt còn hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong quá trình đầu tư, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ như sau: đa số các dự án trong lĩnh vực giao thông, y tế, thủy lợi đề thực hiện chậm so với tiến độ đề ra, gây lãng phí về thời gian và làm phát sinh thêm chi phí, dự án chậm phát huy hiệu quả; việc phân bổ vốn vượt quá tổng mức đầu tư được duyệt số tiền là 5.727 triệu đồng, việc phân bổ kế hoạch vốn năm 2013 mua sắm thiết bị các phòng học thuộc lĩnh vực giáo dục không đúng theo mục tiêu của đề án 20. Sử dụng một số hạng mục công trình, thiết bị chưa đúng công năng, chưa khai thác hết công suất của thiết bị, sử dụng các phòng học và nhà công vụ cho giáo viên chưa đúng chức năng, chưa sử dụng hết các phòng được xây dựng.

Trong báo cáo của kiểm toán khu vực V về việc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2010 của tỉnh Kiên Giang có kết luận: về cơ bản, vốn đầu tư XDCB năm 2010 được phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách, Luật xây dựng, các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý đầu tư XDCB và phù hợp với Nghị quyết HĐND tỉnh. Song, còn một số tồn tại chưa phù hợp với quy định, cụ thể như

sau:

Không bố trí vốn trả nợ và lãi vay, bố trí kế hoạch vốn cho các công trình chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn và ngược lại không ghi kế hoạch vốn cho các công trình đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn là sai quy định. Bố trí kế hoạch vốn cho công trình nhóm C trên 3 năm và nhóm B trên 5 năm không đúng quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính chưa có sự phối hợp trong công tác phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn dẫn đến sự chênh lệch số liệu giữa Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính là 51.010 triệu đồng, tại huyện Hòn Đất việc giao kế hoạch vốn chưa thống nhất giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính dẫn đến việc giao kế hoạchvốn và thông báo vốn chênh lệch nhau.

Kho bạc Nhà nước kiên Giang thanh toán vốn cho 38 danh mục công trình chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn số tiền là 46.126 triệu đồng, có 10 danh mục công trình có dự toán vượt tổng mức đầu tư nhưng chưa điều chỉnh kịp thời với tổng kế hoạch vốn năm 2010 là 122.671 triệu đồng, có 34 danh mục công trình được bố trí kế hoạch vốn năm 2010 là 45.146 triệu đồng đến cuối năm không có giá trị giải ngân. Có 21 danh mục công trình được bố trí kế hoạch vốn năm 2010 là

26.683 triệu đồng nhưng chỉ cấp phát được giá trị thấp hơn 50% kế hoạch vốn giao. Số dư tạm ứng đến cuối năm 2010 của các công trình quá thời hạn đầu tư theo quy định là172.221 triệu đồng, nhiều danh mục công trình có giá trị nhỏ lẻ tạm ứng từ năm 2003 đến nay vẫn chưa thanh toán. Các công trình còn nợ khối lượng số tiền là 79.047 triệu đồng.

Trong báo cáo của kiểm toán khu vực V về việc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2012 của tỉnh Kiên Giang có kết luận: qua kiểm tra cho thấy công tác lập, phân bổ và giao kế hoạch vốn XDCB được thực hiện đúng quy định, bảo đảm bố trí vốn theo tiến độ thực hiện của các dự án, công trình trọng điểm,

quan trọng, cấp bách hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012. Tuy nhiên, việc bố trí, phân bổ vốn còn gặp nhiều sai sót, bất cập như sau:

Phân bổ vốn nhằm lẫn giữa cấp huyện và cấp tỉnh quản lý là 2.802 triệu đồng, khi phát hiện sai sót, huyện không sử dụng được vốn đã giao nhưng không có văn bản đề nghị điều chỉnh kịp thời, đến tháng 8/2012 tỉnh Kiên Giang mới điều chỉnh kếhoạch vốn, gây chậm trễ trong việc sử dụng vốn NSNN.

Không đảm bảo bố trí vốn tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A.

Bố trí kế hoạch vốn sai quy định: bố trí kế hoạch vốn cho 80 công trình có quyết định đầu tư sau ngày 31/10/2011; bố trí kế hoạch vốn cho 36 công trình nhóm

C trên 3 năm số tiền là 46.529 triệu đồng và 18 công trình nhóm B trên 5 năm số tiền là 164.346 triệu đồng, bố trí kế hoạch vốn cho 29 công trình số tiền là 12.694 triệu đồng nhưng đến cuối năm không có giá trị giải ngân… Chưa ưu tiên bố trí vốn hoàn trả cho các công trình đã được phê duyệt quyết toán nhưng vẫn còn nợ đọng đầu tư XDCB.

Ngoài các tổ chức kiểm tra, giám sát kể trên thì trong thời gian gần đây còn có sự giám sát của báo chí và giám sát của cộng đồng đã góp phần tích cực vào việc chấn chỉnh, sắp xếp lại trật tự trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Vai trò của báo chí và giám sát cộng đồng đã tác động không nhỏ đến chủ đầu tư, buộc chủ đầu tư, ban quản lý dự án hạn chế được việc sử dụng kinh phí sai chế độ, nâng cao chất lượng công trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, sự phối hợp về đầu tư giữa các hình thức giám sát và các tổ chức thực hiện không cao, không có kinh phí giám sát cộng đồng và chưa được phổ biến rộng rãi.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 73 - 76)