Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41 - 43)

III Căn cứ vào quy mô dự án

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN ở tỉnh Bình Dương

Dương

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có nhiều thành tựu trong công tác quản lý đầu tư XDCB. Trong năm 2014, tổng vốn đầu tư XDCB được phân bổ là 4.500 tỷ đồng, trong đó vốn tỉnh quản lý hơn 2.402 tỷ đồng, chiếm 53,4%; vốn huyện, thị xã, thành phố quản lý hơn 2.097 tỷ đồng, chiếm 46,6%. Về tình hình thực hiện kế

hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản: trong năm tổng giá trị khối lượng hoàn thành hơn 4.256 tỷ đồng, đạt 94,59% kế hoạch; tổng giá trị cấp phát hơn 4.438 tỷ đồng, đạt 98,64 kế hoạch. Từ nguồn vốn đầu tư cơ bản được phân bổ, các Sở, UBND các huyện, thị, thành phố, các chủ đầu tư đã phối hợp chặt chẽ và triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư được phân bổ trong năm một cách có hiệu quả. Cụ thể là trong năm 2014 toàn tỉnh có 219 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có 28 công trình giáo dục, y tế thuộc nguồn vốn xổ số kiến thiết cho huyện, thị xã, thành phố quản lý.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do đó, trong năm 2015, tỉnh Bình Dương tiếp tục phân bổ 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư XDCB; trong đó, vốn tỉnh quản lý là 3.000 tỷ đồng, chiếm 60%; vốn huyện, thị xã, thành phố quản lý là 2.000 tỷ đồng, chiếm 40%. Để đạt được kết quả tốt, UBND tỉnh đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác đầu tư XDCB trên địa bàn, cụ thể là:

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về đầu tư công. Đặc biệt, trong giai đoạn chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật xây dựng, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện nghiêm các quy định mới về đầu tư công để hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc, sai phạm trong công tác quản lý việc triển khai thực hiện đặc biệt là công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN. Đối với các dự án thuộc trường hợp phải

thực hiện lại công tác lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư, các chủ đầu tư chủ động rà soát lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đúng theo quy định mới của Luật đầu tư công.

Đầy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh gắn với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng để được sự đồng tình của nhân dân, giải phóng mặt bằng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

Tập trung vốn để triển khai thực hiện một số công trình quan trọng trong năm 2015: đầu tư cơ sở hạ tầng hai huyện mới, dự án Bệnh viện đa khoa 1.500 giường, dự

án đền bù đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài, dự án 3 tuyến BOT ở thị xã Tân

Uyên…

Sử dụng phần mềm quản lý vốn đầu tư XDCB, góp phần nâng cao công tác quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện dự án cũng như tăng cường năng lực quản lý dự án cho cán bộ thực hiện công tác đầu tư XDCB ở các cấp.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong công tác đầu tư XDCB.

Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn của nhà nước trong công tác đầu tư XDCB. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức mới về quản lý đầu tư XDCB như đấu thầu chuyên sâu, đấu thầu qua mạng, quản lý dự án, giám sát đầu tư nhằm năng cao năng lựcđội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác quản lý vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)