III Căn cứ vào quy mô dự án
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư XDCB
Hiệu quả của đầu tư XDCB thuộc NSNN là hiệu quả tổng hợp của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững nhằm hướng tới chất lượng phát triển. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư phải bao gồm cả đánh giá định tính và đánh giá định lượng, cả tầm mức vĩ mô và vi mô.
Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế của đầu tư XDCB nguồn NSNN là tổng thể các yếu tố về lợi ích kinh tế đo được bằng việc giá trị hóa các yếu tố kinh tế thu được so với chi phí bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả kinh tế đầu tư XDCB nguồn NSNN được phản ánh bởi các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế như ICOR, GDP, GNI…
Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ đầu tư và tăng trưởng qua công thức:
Vốn đầu tư (I)
ICOR =
Mức tăng GDP (ΔGDP)
Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa vốn đầu tư I so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).
Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạch kinh tế. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư theo các mô hình kinh tế.
Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy rõ sự gia tăng vốn đầu tư đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP. Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành - các vùng lãnh
thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế phụ thuộc vào việc tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
Hiệu quả xã hội: hiệu quả xã hội là chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu nhận được và chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả xã hội của đầu tư XDCB nguồn NSNN là tổng thể các yếu tố lợi ích về xã hội do thực hiện công việc đầu tư XDCB nguồn NSNN mang lại. Hiệu quả xã hội phải đặt trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế và sự cân đối hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội, bản chất, mô hình của nền kinh tế.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền kinh tế. Những sự xem xét này mang tính chất định tính như: đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh… Hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như: mức tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ, mức tăng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với vốn đầu tư thuộc NSNN…
Hiệu quả về mặt môi trường: hiệu quả về mặt môi trường của đầu tư XDCB nguồn NSNN là song song với việc tăng cường, phát triển đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo môi trường. Nghĩa là môi trường sinh thái phải được duy trì trong tầmmức, tiêu chuẩn quy định, không ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN được xem xét theo ba góc độ:
Một là, các dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN (hay bất cứ nguồn vốn nào khác)
phải đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.
Hai là, Nhà nước phải ưu tiên vốn để đầu tư công trình, dự án về môi trường, bởi
Ba là, đầu tư từ nguồn vốn NSNN ngoài việc phải đảm bảo có hiệu quả về mặt môi trườngcòn có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy… toàn xã hội hướng tới môi trường xanh hơn, sạch hơn.
Hiệu quả về phát triển bền vững: hiệu quả về phát triển bền vững là việc đầu tư đem lại sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội cùng với việc đảm bảo môi trường và phát triển phải bền vững.
Đầu tư từ nguồn vốn NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định trong phát triển bền vững. Nó được thể hiện ở chỗ trước hết đầu tư từ nguồn vốn NSNN phải gương mẫu trong việc phát triển bền vững. Sau đó là việc Nhà nước phải ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn NSNN phát triển bền vững. Bởi chỉ có Nhà nước mới quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững, ổn định vĩ mô, khắc phục khuyết tật thị trường,… còn các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế.
Hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nói trên có mức độ, phạm vi và điều kiện tác động khác nhau. Khi tổ hợp các tác động này có những yếu tố bổ sung làm tăng sự tác động tích cực của yếu tố khác khi cùng tác động. Do vậy để đánh giá một cách chung nhấthiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB nguồn NSNN cần phải xét hiệu quả tổng hợp. Có nhiều phương pháp để tính toán hiệu quả tổng hợp. Đơn giản thì có phương pháp cho điểm, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phức tạp hơn có phương pháp hồi quy, phương pháp sốbình quân đa chiều,… Sử dụng phương pháp này, phương pháp khác hoặc tổ hợp các phương pháp là tùy thuộc người đánh giá lựa chọn trong những trường hợp cụ thể.