Bộ máy quản lý vốn XDCB thuộc NSNN theo loại nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 61)

- Tiêu chí diện tích tự nhiên + Điểm của diện tích đất tự nhiên

2 .4 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

2.4.2.1. Bộ máy quản lý vốn XDCB thuộc NSNN theo loại nguồn vốn đầu tư

Như đã phân tích ở phần trên, nguồn vốn đầu tư có các loại sau: vốn đầu tư XDCB từ NSNN Trung ương, vốn đầu tư từ NSĐP, vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA. Do tính chất đặc thù của từng nguồn vốn nên bộ máy quản lý vốn đầu tư cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:

a) Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Trung ương

Nhìn chung, bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSTW giai đoạn 2010-2014

có năng lực xử lý và phối hợp tốt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên,

trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để giải phóng mặt bằng thì chưa có quy chế cụ thể, do đó trong quá trình thực hiện chưa có quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng tổ chức, dẫn đến chưa có hướng xử lý kịp thời.

Bộ máy quản lý vốn đầu tư từ NSTW chủ yếu do các bộ, ngành quản lý, đôi khi có sự phối hợp với chính quyền địa phương, bao gồm các cơ quan quản lý như sau:

Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư là các bộ, ngành là người ra quyết định đầu tư. Cơ quan phân bổ kế hoạch vốn đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cơ quan cấp phát, giải ngân vốn đầu tư là KBNN Trung ương, KBNN tỉnh được KBNN TW ủy quyền quản lý và chuyển vốn các dự án trên địa bàn.

Cơ quan phê duyệt quyết toán vốn đầu tư là Bộ Tài chính.

b) Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSĐP cấp tỉnh (huyện) bao gồm:

Cơ quan lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư là Sở Kế hoạch đầu tư. Cơ quan giải ngân là KBNN tỉnh (huyện).

Cơ quan chuyển vốn để KBNN thanh toán và quyết toán vốn đầu tư là Sở Tài

chính.

Bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2010- 2014 tương đối ổn định về tổ chức, cơ cấu, hoàn thành công tác chuyên môn và nhiệm vụ chính trị được giao. Trong quá trình làm việc, các cơ quan quản lý vốn kể trên hoạt động theo đúng chức năng của từng ngành nhưng đều chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh và giám sát của HĐND; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các cơ quan này cũng thường xuyên phối hợp với nhau để cùng nhau giải quyết công việc vướng mắc. Tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao, công việc chi vốn thường dồn vào những tháng cuối năm, tạo áp lức cho chi NSNN và công việc của KBNN, dẫn đến nhiều nguy cơ xảy ra thiếu sót trong việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60 - 61)