Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 42 - 44)

Đánh giá HĐGDNGLL là việc làm rất khó khăn so với việc đánh giá giờ dạy trên lớp, song việc đánh giá cũng sẽ động viên, thúc đẩy hoạt động và ngược lại. Đánh giá HĐGDNGLL rất khó vì có nhiều hoạt động và kết quả không rõ ngay được. Khi đánh giá phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và tạo được niềm tin và cảm hứng cho các học sinh tham gia các hoạt động tiếp theo.

- Đánh giá mức độ đạt được của học sinh về khối lượng công việc, số lượng học sinh tham gia các hoạt động, các sản phẩm hoạt động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt đông, ý thức thái độ tham gia hoạt động (tính kỷ luật, tính tích cực, tính chủ động sáng tạo), hứng thú của học sinh đối với hoạt động (mức độ ham thích đối với hoạt động), với đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có những sản phẩm không đo bằng phương pháp kiểm tra hoặc phiếu hỏi mà phải chủ động quan sát, trò chuyện, lấy ý kiến chuyên gia.

- Đánh giá cần so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; cần nêu đề xuất, kiến nghị để lần sau làm tốt hơn. Cần kích thích học sinh, giáo viên tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng cách: Đưa thi đua vào từng hoạt động. Thi đua là biện pháp thúc đẩy sự phát triển, bất kì hoạt động nào muốn có hiệu quả cao hơn đều gắn với thi đua. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải được gắn với thi đua và được đánh giá đúng vị trí của nó trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cần phải đưa tiêu chí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thành một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm. Muốn vậy, cần phải xây dựng tiêu chí thi đua cho hoạt động này về: độ chuyên cần, thái độ khi tham gia, hiệu quả, số lượng thành viên của tập thể khi tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp cũng ghi sổ đầu bài và xếp loại như giờ học. Cần xây dựng các danh hiệu thi đua cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Giáo viên, học sinh đạt các danh hiệu này cũng được thưởng vật chất và tuyên dương trên bảng tin, ghi vào sổ khen thưởng như giáo viên, học sinh đạt thành tích văn hóa, làm được điều này sẽ kích thích giáo viên, học sinh tích cực tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đối với các tập thể hoạt động tốt cũng cần tuyên dương khen thưởng, khen thưởng tập thể vừa mang lại quyền lợi cho tập thể vừa khích lệ “màu cờ sắc áo” khiến các thành viên

trong tập thể tích cực hơn, tạo sự gắn bó, kết nối các thành viên trong tập thể vì quyền lợi chung.

Mỗi hoạt động phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức nhằm động viên các cá nhân, tập thể hoạt động tốt, đồng thời kích thích lòng tự trọng của những tập thể, cá nhân hoạt động còn hạn chế cũng khiến họ hăng hái tham gia các hoạt động tiếp theo. Đánh giá không chỉ nhận xét chung về tinh thần, thái độ tham gia mà đánh giá phải được ghi nhận bằng giấy khen, bằng khen, ghi học bạ, đánh giá hạnh kiểm hoặc động viên kịp thời, thường xuyên. Để động viên kịp thời sự đánh giá còn được thể hiện bằng vật chất tương xứng với thành tích về văn hóa, đặc biệt nên đánh giá động viên được cả tập thể thì sẽ mang lại sinh khí và sức mạnh cho tập thể tham gia

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 42 - 44)