Trường THPT Ngô Thì Nhậm là một trong 2 trường THPT đóng trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà nội. Đây là một trường lớn với bề dày thành tích 30 năm xây dựng và trưởng thành. Trường có 1600 học sinh bao gồm13 lớp 10, 13 lớp 11 và 12 lớp 12. Tổng số giáo viên và cán bộ công nhân viên là 94 người.
Đội ngũ các Thầy Cô giáo có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, trình độ tương đối đồng đều, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên trường đa số là trẻ nên kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh còn có một số hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học đã được nhà nước đầu tư, song chưa đáp ứng với yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu công tác đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện cho học sinh.
Phụ huynh học sinh của trường quan tâm đến tình hình học tập và rèn luyện của con em còn hạn chế. Một số phụ huynh còn ỷ lại và thiếu trách nhiệm trong việc cùng nhà trường giáo dục học sinh. Nhiều phụ huynh không
hiểu và quan tâm đến HĐGDNGLL của nhà trường nên các em không có cơ hội để giao lưu, học hỏi, tự khẳng định bản thân.
Học sinh của trường đa số có nề nếp học tập và có đạo đức tốt, tuy nhiên chất lượng đầu vào lớp 10 thường thấp. Một số học sinh ở các vùng lân cận thường nhập trường khi nguyện vọng 1 của các em không đạt, vì thế nề nếp lớp thường ít nhiều ảnh hưởng. Một số học sinh còn đua đòi, a dua với bạn bè, chơi với những phần tử xấu, và đem những quan điểm đi ngược lại với truyền thống từ bên ngoài xã hội vào nhà trường, gây khó khăn trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại về hạnh kiểm và học lực của học sinh
Xếp loại đạo đức Số HS Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1592 1065 66,90 384 24,12 87 5,46 56 3,52 0 0 Xếp loại học lực Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1592 78 4,90 677 42,53 694 43,59 138 8,67 5 0,31 (Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 của trường), [5, tr.4] Qua bảng số liệu xếp loại học lực và đạo đức của trường THPT Ngô Thì Nhậm, chúng tôi thấy tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu chiếm khoảng 10 %, học sinh xếp loại học lực trung bình, yếu và kém chiếm hơn 50% số học sinh toàn trường. Điều đó cho thấy nhà trường không chỉ cần phải nâng cao chất lượng các giờ học chính khóa của các môn học mà còn phảicần phải đẩy mạnh các hoạt động GDNGLL hơn nữa để giúp học sinh có điều kiện nắm chắc các kiến thức mình đã học trên lớp, nâng cao chất lượng tự học,
tự rèn luyện, giảm tỷ lệ học sinh có đạo đức và học lực trung bình kém. Có như vậy nhà trường mới đạt được những kết quả tốt trong các năm tiếp theo.