Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 84 - 85)

2 Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung và hình

3.2.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL

hóa nội dung giáo dục. Các nhà quản lý, các lực lượng tổ chức cần đa dạng hóa hình thức, phong phú về nội dung để tăng sức hấp dẫn cho học sinh.

Quản lý về nội dung và hình thức các HĐGDNGLL cần linh hoạt, cần có lựa chọn, phối hợp, phù hợp giữa nội dung và hình thức, để có được điều này cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc, điều kiện, hoàn cảnh, con người và thời gian cụ thể của các lực lượng tham gia hoạt động.

3.2.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo nguồn lực thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL HĐGDNGLL

٭ Mục tiêu của biện pháp: Mục tiêu của biện pháp này là tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, để hoạt động đạt kết quả cao. Tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho các HĐGDNGLL, huy động các tổ chức cá nhân có khả năng phối hợp cùng nhà trường trong các HĐGDNGLL.

٭ Nội dung và cách thực hiện: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tuy nhiên cần phải biết sử dụng quản lý cơ sở vật chất để tránh lãng phí. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu phải xây dựng một kế hoạch dài hạn trình lên Sở về công tác đảm bảo các HĐGDNGLL. Kinh phí hoạt động có thể sử dụng từ ngân sách nhà trường hoặc kinh phí từ quỹ phúc lợi.

Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị của nhà trường ngay từ dịp hè, khuyến khích giáo viên, học sinh tự tìm tòi các thiết bị tự chế đảm bảo tính tiện ích, tính sử dụng cao.

Bên cạnh đó vấn đề xã hội hóa giáo cần được làm thường xuyên. Muốn làm được vấn đề này nhà trường phải làm tốt các công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập uy tín, niềm tin đối với dân sở tại và PHHS thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường, thông qua các buổi họp phụ huynh làm tăng niềm tin của PHHS với nhà trường.

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay các tổ chức chính trị xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng xây dựng các chương trình hay dự án.

Cần có những hoạt động liên kết với các tổ chức xã hội, để học sinh tham gia vào các tổ chức này, hiệu quả hoạt động của các em sẽ tạo niềm tin để các tổ chức này đầu tư cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)