Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)

2 Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung và hình

3.2.1Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của HĐGDNGLL

về vai trò của HĐGDNGLL

٭ Mục tiêu của biện pháp: Nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm và tích cực tham gia quản lý HĐGDNGLL của các lực lượng là một vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác quản lý HĐGDNGLL. GV, nhân viên, học sinh và PHHS cần hiểu rõ về vai trò của HĐGDNGLL. Vì vậy việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động, tự giác trong công việc của đội ngũ giáo viên, học sinh và PHHS cùng với các lực lượng trong cộng đồng xã hội là điều kiện đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các HĐGDNGLL.

٭ Nội dung và cách thực hiện: Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng về những vấn đề cơ bản của công tác quản lý HĐGDNGLL, các chuyên đề lý luận quản lý cho toàn thể các lực lượng tham gia vào HĐGDNGLL.

Đối với cán bộ, giáo viên, đội ngũ cán bộ Đoàn: Ban giám hiệu phải bám vào các văn bản có tính chất pháp lý qui định về chức năng nhiệm vụ của GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn và cho đội ngũ này học tập qui chế. Tổ chức học tập đầy đủ điều lệ trường THPT, nhiệm vụ năm học, chương trình HĐGDNGLL, để các cán bộ, giáo viên và đội ngũ cán bộ Đoàn hiểu rõ trách nhiệm, chức trách, vai trò và vị trí của mình trong tổng thể chương trình HĐGDNGLL.

Tổ chức tốt các buổi thông báo thời sự, các mặt kinh tế chính trị trong xã hội, để cán bộ giáo viên nắm rõ hơn tình hình đất nước, yêu cầu đổi mới của đất nước, để họ nhận thức được những việc trọng tâm, tầm quan trọng xây dựng những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát triển toàn diện học sinh bậc THPT.

Thông qua các buổi họp chủ nhiệm hàng tuần, các buổi họp hội đồng, cần lồng ghép chương trình thảo luận chuyên đề HĐGDNGLL, nhấn mạnh ý nghĩa vai trò, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL.

Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các vấn đề của xã hội qua đó giáo viên sẽ thấy được hiệu quả thiết thực mà các HĐGDNGLL mang lại cho học sinh. Khi các giáo viên tham dự cùng học sinh sẽ tạo một tập thể gắn bó, năng động, hơn nữa sẽ hiểu thêm về hoàn cảnh, cá tính, năng khiếu, tính cách của từng em, qua đó dễ uốn nắn chỉ bảo, định hướng các em phát triển toàn diện. Cán bộ Đoàn thông qua các buổi tham dự cùng học sinh sẽ nắm bắt được sở thích, nguyện vọng tham gia, các hình thức nội dung các em thích qua đó sẽ tổ chức HĐGDNGLL ngày một tốt hơn.

Tăng cường quản lý việc tập huấn cho đội ngũ GVCN: khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần kết hợp tập huấn các đối tượng tiểu ban, GVCN và cán sự lớp. Nội dung tập huấn đa dạng, phong phú, chia thành các chuyên đề. Khuyến khích các GVCN viết sáng kiến kinh nghiệm trong công tác HĐGDNGLL, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Ban giám hiệu cần phê phán những giáo viên coi thường HĐGDNGLL, cần làm cho tất cả cán bộ, giáo viên thấu suốt quan điểm quan tâm đầu tư cho HĐGDNGLL, coi đó là con đường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đối với học sinh: Tuyên truyền về vai trò của HĐGDNGLL đối với sự trưởng thành và phát triển nhân cách của học sinh. Khi học sinh sinh hoạt tại lớp, cùng với sự đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt lớp, phát huy tốt đa tính tích cực chủ động của học sinh, GVCN cần phải làm cho học sinh hiểu rõ các hoạt động này, được lớp thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, thầy, cô và trò có nhiệm vụ triển khai thực hiện. Tạo những sân chơi lớn hơn như khối,

trường để các em hòa nhập và biết làm việc theo nhóm, biết cảm thông và chia sẻ khó khăn với bạn mình.

Tổ chức tập huấn chương trình HĐGDNGLL cho cán sự lớp thông qua các hoạt động mẫu, hướng dẫn các em tìm tài liệu để đối mới nội dung và phương pháp hoạt động thông qua các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt phát huy tối đa tính năng tìm thông tin, phương pháp mới của internet.

Nhà trường nên mời những học sinh cũ về để các em được giao lưu học hỏi, nhằm khơi dậy truyền thống tốt đẹp của trường và kế thừa phát huy các truyền thống đó. Những anh chị thành đạt sẽ là những tấm gương thực tế cho các em noi theo về sự chăm chỉ, chuyên cần trên lớp, về sự năng động hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường nên thông báo những hình thức kỷ luật của học sinh cá biệt để các em định hướng rõ hơn hành vi của mình, từ đó tự rèn luyện bản thân trở thành con người tốt có ích cho xã hội.

Tổ chức các buổi hướng nghiệp nghề, giải tỏa áp lực tâm lý thi cử, cần cho các em hiểu rõ HĐGDNGLL không trở thành gánh nặng lấy đi mất sức lực và thời gian của các em khi mùa thi đến gần, ngược lại nó lại là một trong những con đường nhằm củng cố kiến thức cơ bản và mở rộng hiểu biết của mình hơn.

Đối với phụ huynh học sinh: Cần tổ chức các buổi gặp mặt riêng và tăng cường lồng ghép trong những buổi họp PHHS định kỳ để nói về các phương pháp, nội dung, mục tiêu HĐGDNGLL cần đạt được, khuyến khích họ ủng hộ con em mình tham gia đầy đủ nhiệt tình, có trách nhiệm các HĐGDNGLL.

Mời PHHS cùng tham gia tọa đàm, tổ chức, thực hiện các HĐGDNGLL qua đó họ sẽ thấy lợi ích mà các hoạt động này đem lại cho con em mình. Lấy ý kiến góp ý của cha mẹ về cách thức và nội dung các HĐGDNGLL, cải tiến nó để HĐGDNGLL thực sự được tất cả các lực lượng hưởng ứng tham gia.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 76 - 79)