Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chƣơng trình

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 93 - 96)

giá kết quả chƣơng trình HĐGDNGLL

2,76 5 2,66 5 0 0

Với kết quả tổng hợp trên, áp dụng công thức Spearman ta có thể tính được hệ số tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả HĐGDNGLL

Thay các giá trị vào ta có: 6 x 15

r = 1- --- = 0,73 7 x (49 – 1)

Nhận xét: Giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với hệ số tương quan r= 0,73.

Mức tương quan chặt chẽ của mức độ cần thiết và tính khả thi chỉ ra rằng hai yếu tố cần luôn luôn song hành để đảm bảo sự thành công trong các HĐGDNGLL. Như vậy hầu hết các ý kiến trưng cầu đều nhất trí với chúng tôi để các HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao, chúng tôi cần phải thực hiện triệt để 7 biện pháp trên, và các biện pháp này cần phải thực hiện đồng đều, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố Hà nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: 1. Kết luận:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT, là con đường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Đây là hoạt động gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội, hướng cho học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng mềm trong xử lý tình huống để chuẩn bị bước vào cuộc sống luôn biến đổi.

Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT là một công việc khó khăn và vất vả. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng các HĐGDNGLL người cán bộ quản lý cần phải sử dụng rất nhiều

biện pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm, Thanh trì, Hà nội, chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định: Về lý luận: những vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, các hoạt động nói chung và HĐGDNGLL được nhìn nhận một cách cụ thể, khách quan trong một tổng thể các vấn đề lý luận cơ bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý phù hợp.

Về thực trạng: đặc điểm tình hình và thực trạng kết quả hoạt động GDNGLL của trường THPT Ngô Thì Nhậm còn nhiều vấn đề. Nhận thức của ban giám hiệu, của GVCN, CBĐ và tiểu ban về mục tiêu, nhiệm vụ, tác dụng của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh là rất tốt. Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ giáo viên bộ môn, khoảng 1/3 học sinh và PHHS chưa hiểu được bản chất và chưa nhận thức được vai trò của các HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Chính vì vậy, các HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm trong những năm qua được đánh giá còn nhiều hạn chế. Việc quản lý còn chưa toàn diện ở các bước trong xây dựng và thực hiện kế hoạch các HĐGDNGLL, do vậy tác dụng của các hoạt động này còn chưa rõ rệt trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL, và nhận được sự đồng tình của hầu hết các cán bộ giáo viên chủ chốt trong trường về đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đã nêu ra. Các biện pháp đều có những vị trí riêng song cùng phát triển trong mối tổng hòa nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở trường THPT Ngô Thì Nhậm, huyện Thanh trì, thành phố Hà nội. Các biện pháp đó là:

và phụ huynh về vai trò của HĐGDNGLL

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của tiểu ban và của GVCN

Biện pháp 3: Quản lý giáo viên, tiểu ban, cán bộ Đoàn thực hiện kế hoạch chương trình HĐGDNGLL

Biện pháp 4: Quản lý nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL

Biện pháp 5: Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện chương trình HĐGDNGLL

Biện pháp 6: Quản lý việc phối hợp của các lực lượng tham gia vào chương trình HĐGDNGLL

Biện pháp 7: Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Ngô Thì Nhậm thành phố Hà Nội (Trang 93 - 96)