Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh tiến tới xây dựng hợp tác xã kiểu mới thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 136 - 138)

dựng hợp tác xã kiểu mới thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển

Trong quá trình sản xuất, nhiều công việc không thể chỉ một ngời hay một gia đình là có thể giải quyết đợc, điều đó đã buộc con ngời phải liên kết với nhau, đó là sự hợp tác với nhau để sản xuất và kinh doanh. Kinh tế hợp tác đợc hiểu là "thành phần kinh tế trong đó có sự liên kết tự nguyện của những ngời lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống" [37, tr. 459-460 ].

ở khu vực miền núi phía Bắc nớc ta, việc mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác càng có vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy lực lợng sản xuất phát triển. Kinh tế hợp tác không chỉ có khả năng giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn, mà còn là một trong những cách thức đa miền núi phía Bắc đi từ phơng thức sản xuất tự cung, tự cấp tiến tới xây dựng quan hệ sản xuất hiện đại theo định hớng xã hội chủ nghĩa.

Việc xây dựng kinh tế hợp tác ở khu vực miền núi phía Bắc có thể đi theo hớng mở rộng các hình thức hợp tác trong nội bộ làng, bản, ngành, xây dựng các hợp tác xã từ những tổ đổi công vốn có trong truyền thống sản xuất của đồng bào các dân tộc. Với hình thức này, ngời dân tự nguyện liên kết với nhau để giải quyết những công việc phức tạp hoặc cần nhiều nhân lực, trong đó phần lớn là liên kết, hợp tác với nhau ở một giai đoạn hay một khâu nào đó của quá trình sản xuất, kinh doanh chứ không phải là hợp tác nh hình thức kinh tế tập thể trớc đây chúng ta từng xây dựng. Nh vậy, từ các tổ đổi công có thể phát triển thành hình thức hợp tác trong sản xuất và kinh doanh ở các khâu, các yếu tố, các ngành một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu một cách cụ thể và trực tiếp. Do đó có thể hợp tác ở nhiều hình thức, trong nhiều công việc cụ thể. Hiện nay, đối với đồng bào

các dân tộc phía Bắc, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho công tác hợp tác hóa là hợp tác để giải quyết những khó khăn về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và kinh doanh nh giao thông, thủy lợi, điện lới... và hợp tác trong đầu t vào việc tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ mới. Để phát huy đợc tính tích cực, tự nguyện tự giác của nhân dân góp công, góp của vào hợp tác sản xuất và kinh doanh, không có biện pháp nào mạnh hơn là phát huy quyền dân chủ, bình đẳng trong các hình thức hợp tác và ngày càng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên. Đơng nhiên khi tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và kinh doanh sẽ rất khó khăn về đội ngũ cán bộ quản lý bởi nó là hình thức phức tạp, yêu cầu những ngời quản lý phải có một trình độ khá cao, mà điều này ở miền núi phía Bắc lại rất hiếm.

Về vấn đề này, có thể dẫn ra ý kiến của V.I. Lênin khi bàn đến hợp tác hóa ở nớc Nga những năm đầu thế kỷ XX để làm bài học tham khảo. V.I. Lênin nói: "Các hợp tác xã cũng là một hình thức của chủ nghĩa t bản Nhà nớc nhng ít đơn giản hơn, có hình thù ít rõ rệt hơn, phức tạp hơn và vì thế, trong thực tế, nó đặt chính quyền Xô viết trớc những khó khăn lớn hơn" [54, tr. 271].

Để lực lợng sản xuất ở miền núi phía Bắc phát triển, chúng ta không chỉ tận dụng và liên kết các nguồn lực bên trong, mà còn phải sử dụng sức mạnh tổng hợp từ bên ngoài. Liên doanh, hợp tác với các cá nhân và đơn vị kinh tế từ bên ngoài là cách thức tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa và kinh doanh. Qua đó có thể vừa tiếp thu những tri thức, kỹ thuật sản xuất và kinh doanh ở những vùng khác, vừa mở rộng và phát huy thế mạnh các ngành có u thế trong vùng; tạo ra sự đối lu mạnh mẽ để nhanh chóng giảm khoảng cách phát triển giữa miền núi phía Bắc với cả nớc và quốc tế. Với điều kiện nh ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay, cần thiết phải tạo điều kiện cho kinh tế t bản nhà nớc phát triển. Điều này cũng có một bài học kinh nghiệm mà V.I. Lênin đã từng phân tích, theo V.I. Lênin, trong

kinh tế thị trờng, sự xuất hiện của kinh tế t bản là một tất yếu, và chúng ta không nên dùng sắc lệnh để ngăn cấm nó; ngợc lại, cần phải sử dụng nó nh một công cụ hữu ích để xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Vì chúng ta cha có điều kiện chuyển ngay lập tức từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, nếu trong một mức độ nào đó, chủ nghĩa t bản là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi, bởi vậy chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa t bản (nhất là bằng cách hớng nó vào con đờng chủ nghĩa t bản Nhà nớc) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phơng tiện, con đờng, phơng pháp, phơng thức để tăng lực lợng sản xuất lên... (Tác giả nhấn mạnh) [51, tr. 447].

Có thể coi t tởng nói trên là một chỉ dẫn phơng pháp luận để phát triển lực lợng sản xuất của nớc ta trong đó có miền núi phía Bắc. Để mở rộng đợc sự liên doanh, liên kết với bên ngoài và phát triển đợc kinh tế t bản nhà nớc, cần phải phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, có các chính sách u tiên, u đãi về vốn, thuế, chính sách bảo hộ... để thu hút đầu t và tạo điều kiện liên doanh giữa Nhà nớc, địa phơng với các nhà t bản trong nớc và quốc tế vào miền núi phía Bắc. Trên cơ sở các hình thức hợp tác trong nội bộ vùng, ngành trong khu vực và thực hiện liên doanh, liên kết, hợp tác với các địa phơng ngoài vùng, từng bớc xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới, mô hình hợp tác xã định hớng xã hội chủ nghĩa ở miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 136 - 138)