Thực trạng một số yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng ở miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 86 - 91)

núi phía Bắc nớc ta hiện nay

Khu vực miền núi phía Bắc nớc ta, do điều kiện địa hình phức tạp, núi cao, vực sâu, đất dễ sạt lở,.. đó là những cản trở rất lớn đối với việc phát triển các phơng tiện, điều kiện của lực lợng sản xuất. Trong thực tế, mỗi yếu tố, mỗi một phơng tiện đó lại có những tác động và hỗ trợ khác nhau đối với lực lợng sản xuất.

Về giao thông: Mặc dù đã đợc chọn là khâu đột phá, khâu quyết định trong quá trình đầu t và phát triển khu vực miền núi trong cả nớc nói chung và ở phía Bắc nói riêng, nhng cho đến nay, giao thông miền núi vẫn là trở ngại căn bản đối với quá trình phát triển lực lợng sản xuất ở đây. Toàn bộ các yếu tố quyết định sự sống còn của một nền kinh tế thị trờng nh lu thông hàng hóa, lu thông vốn, lu thông về công nghệ và cả những lu thông về mọi mặt của ngời lao động đều bị hạn chế bởi những khó khăn về giao thông trong khu vực này. Do điều kiện tự nhiên quy định, nên về cơ bản việc phát triển hệ thống giao thông ở miền núi phía Bắc nớc ta là rất khó khăn, chỉ có thể khai thác đợc rộng rãi ngành giao thông đờng bộ, ngoài ra các ngành khác nh đờng thủy, đờng sắt, đờng hàng không,... chỉ khai thác đợc ở một số vùng hoặc một số tỉnh nhất định.

Giao thông đờng bộ: Miền núi phía Bắc có một số trục đờng chính nh quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn, quốc lộ 2 Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang, quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 6, Hà Nội - Lào Cai, v.v... Nhng phần lớn các đờng giao thông này đều cha tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lu, buôn bán giữa các vùng vì đờng bộ ở đây vừa uốn lợn khúc khuỷu theo các sờn núi, vừa phải qua nhiều dốc, lắm đèo, hơn thế nữa diện tích lòng đờng còn quá hẹp, dễ sạt lở vào mùa ma. Trong thời gian qua, Nhà nớc đã kết hợp với các địa phơng nâng cấp hàng loạt các tuyến đờng nh

quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4,... đặc biệt, các địa phơng đã chủ động huy động nhân dân đóng góp sức lực và tiền của, Nhà nớc hỗ trợ các phơng tiện cơ giới và kỹ thuật để nâng cấp các tuyến đờng liên huyện, liên xã trong địa phơng mình, đã làm cho giao thông trong toàn vùng có những tiến bộ vợt bậc, tạo điều kiện thuân lợi cho các hoạt động giao lu kinh tế, văn hóa với tất cả các vùng khác trong cả nớc. Nhng ngoài các trục đờng quốc lộ đợc Nhà nớc trực tiếp quản lý và đầu t thì phần còn lại, về cơ bản vẫn là đờng đất hoặc là đờng cấp phối thô, kết hợp với địa hình núi dốc đứng hiểm trở nên rất dễ sạt lở và ách tắc giao thông. Riêng hệ thống đờng liên thôn hoặc đờng từ làng, bản đến nơi sản xuất vẫn cơ bản là đờng dân sinh, cha hề đợc đầu t và mở rộng. Do địa hình phức tạp, đã tạo nên một hệ thống cầu, cống dày đặc trong các trục đờng liên thôn, liên xã; kinh phí của các địa phơng lại rất hạn hẹp, cha thể đầu t ngay một lúc cho các công trình đó, vì vậy phần lớn hệ thống cầu, cống này rất kém cỏi, nhiều cầu cống không thể tải nổi khi xe cơ giới đi qua, làm cho các phơng tiện cơ giới đó phải lội nớc một cách trực tiếp vì vậy, vào mùa ma giao thông nông thôn th- ờng xuyên ách tắc.

Hệ thống giao thông đờng thủy: Đợc xem là một tiềm năng có thể khai thác ở một số tiểu vùng trong khu vực miền núi phía Bắc. Nhng do địa hình dốc, nhiều thác ghềnh ở đầu nguồn, cho nên chủ yếu đờng thủy mới đ- ợc khai thác trong việc vận chuyển hàng hóa xuôi dòng là chính, có chăng thì khai thác thêm ngợc dòng ở những vùng có dòng nớc chảy chậm và ở những vùng xung quanh các hồ chứa nớc lớn, cho nên hiệu quả của việc khai thác hệ thống giao thông đờng thủy trong khu vực cha đáng kể. Mặt khác, có một thời kỳ nhân dân tự do khai thác vàng trên hầu hết các dòng sông, khe suối trong khu vực, qua quá trình khai thác đã làm cho một số dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, đã xuất hiện những bãi bồi ở giữa càng cản trở việc phát triển hoạt động giao thông đờng thủy trong toàn khu vực. Cho

nên, tổng giá trị thu đợc từ hoạt động giao thông thủy - bộ trong toàn khu vực miền núi phía Bắc năm 1998 chỉ chiếm 9,46% cả nớc, trong đó đờng bộ đã chiếm đến 83,9%, đờng thủy chiếm 5,52%, còn lại là của các loại phơng tiện giao thông khác nh đờng sắt có ở các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, hàng không ở tuyến Hà Nội - Điện Biên. Qua các con số đó, có thể nói giao thông trong toàn khu vực vẫn còn hết sức kém và đang trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải tiếp tục đợc đầu t mạnh hơn nữa, nhất là trong việc mở rộng lòng, lề đờng và chống xuống cấp các tuyến đờng liên huyện, liên xã, liên thôn, v.v...

Hệ thống thông tin liên lạc: Cũng do những khó khăn về địa hình và giao thông kém phát triển, kết hợp với dân c sống không tập trung cho nên đầu t cho liên lạc và điện lới ở đây cực kỳ khó khăn và tốn kém, nhng hiệu quả sử dụng lại không cao. Cho đến nay, tất cả các huyện và các xã miền núi đã đợc trang bị hệ thống vi ba băng hẹp, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với các khu vực khác và đối với trung ơng, Toàn vùng tính đến tháng 12-1998 mới chỉ có 7,1% điện thoại trong tổng số cả nớc; trong 10.000 dân có khoảng 98,1 máy điện thoại (so với bình quân cả nớc là 140 máy/ 10.000 dân). Nhờ có sáng kiến của ngành Bu điện và Bộ Văn hóa, xây dựng mạng lới bu điện - văn hóa xã đã đợc nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng bào trong khu vực không chỉ liên lạc đợc với các vùng khác mà còn có thể nắm bắt tri thức, thông tin qua sách, báo và các ấn phẩm ở những trung tâm bu điện - văn hóa xã. Tiếc rằng số lợng các ấn phẩm có trong các bu điện - văn hóa còn nghèo nàn, cha có nhiều các sách báo hoặc những chuyên đề bàn về khuyến nông, khuyến lâm để thu nhân dân trong khu vực đến với những thành tựu của kỹ thuật và công nghệ mới. Nh vậy hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực đã đợc quan tâm, nhng số lợng ngời sử dụng cha nhiều, do chi phí cho mắc một máy điện thoại còn tốn kém, nhiều xã vùng sâu, vùng cao phải dùng hệ thống điện thoại không dây, chi phí rất

tốn kém, nhân dân không đủ khả năng kinh phí sử dụng, chỉ phục vụ cho các chính quyền địa phơng, nên thông tin liên lạc cha phát huy hết tác dụng vào việc thu nhận, chuyển tải thông tin để thúc đẩy lực lợng sản xuất trong khu vực phát triển.

Điện sản xuất và sinh hoạt: Là điều kiện tối thiểu để miền núi phía Bắc thay đổi bộ mặt nông thôn và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho đến nay, hầu nh tất cả các huyện miền núi đều đã kéo đợc điện lới quốc gia về để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Toàn vùng cũng đang tiến hành kéo điện đến các xã, thôn tơng đối thuận lợi về giao thông. Tính đến tháng 12-1998, có khoảng 40% số hộ trong khu vực đợc sử dụng điện; trong đó có 45,7% số xã có điện lới, 22% số xã có điện nớc và điện máy nổ, tỷ lệ này đang dần đợc nâng lên nhanh chóng vì nó đợc Nhà nớc u tiên đầu t. Song cũng có một số trở ngại cho điện sinh hoạt và sản xuất của khu vực này, chẳng hạn nh: để cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa có điện, Nhà nớc phải chi một lợng ngân sách rất lớn cho việc xây cột, kéo dây, nhng nhân dân lại không có khả năng đóng góp và hiệu quả sử dụng lại rất hạn chế, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt là chính, cha có các ngành nghề dùng điện sản xuất và trình độ dân trí thấp do đó càng khó phát triển những ngành nghề có tính chất công nghiệp - điện khí hóa. Đó là cha kể nhiều hộ, sau khi có điện vẫn không có khả năng sử dụng bởi vì không có tiền chi phí đóng góp xây dựng các trạm hạ thế ở địa phơng, tiền mua sắm các thiết bị điện trong gia đình và việc kéo điện từ trục chính về gia đình mình; chính những khó khăn đó đã góp phần làm cho lực lợng sản xuất ở khu vực miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay vẫn vận động hết sức chậm chạp, kinh tế thị tr- ờng rất khó thâm nhập và phát triển, đó cũng là điều kiện để hình thức sản xuất tự cấp, tự túc và hàng loạt những khó khăn khác đang níu kéo sự phát triển của miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay.

Đi liền với những khó khăn về giao thông, liên lạc và điện lới, là những khó khăn về các phơng tiện vận chuyển, bến bãi, nhà kho trong khu vực miền núi phía Bắc. Do những hạn chế về sản xuất, không có nhiều hàng hóa để trao đổi, lu thông trong thị trờng khu vực và đối với bên ngoài, nên các phơng tiện kể trên cũng cha có nhu cầu phát triển. Giao thông vận tải trong toàn khu vực năm 1998 theo số liệu của tổng cục thống kê nh sau: Khối lợng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phơng chiếm 9,64% so với cả nớc, trong đó đờng bộ chiếm 83,9%, đờng thủy chiếm 16,1% và còn lại là bằng các phơng tiện khác. Khối lợng luân chuyển hàng hóa của các địa phơng trong toàn khu vực chỉ chiếm 10,25% so với cả nớc. Hệ thống kho tàng, bến bãi trong các ngành công nghiệp còn có thể kiểm soát đợc, còn trong nông nghiệp, kể từ khi thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp, nhà kho của hợp tác xã đã đợc thay thế bằng các phơng tiện chứa đựng ngay tại nhà nông dân. Do thói quen, phần lớn các hộ gia đình ít quan tâm đến việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thờng thờng sau khi thu hoạch, phần lớn sản phẩm nông nghiệp chỉ chất đống trên gác, hoặc không đợc chú ý bảo quản, gây lãng phí lớn.

Nói chung, những điều kiện và phơng tiện hỗ trợ cho phát triển lực lợng sản xuất ở miền núi phía Bắc còn hết sức lạc hậu và thấp kém. Với một kết cấu hạ tầng nh vậy chỉ thích hợp với một nền sản xuất tự cấp, tự túc là chính. Phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn miền núi là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhng do chi phí cho các lĩnh vực này trong điều kiện nh ở miền núi phía Bắc rất tốn kém, hiệu quả sử dụng không cao và sức bền của các công trình lại rất thấp, cho nên cần phải huy động đợc sức lực của toàn dân cùng tham gia và phải có các giải pháp khoa học khắc phục những khó khăn do điều kiện tự nhiên cản trở, khi đó hệ thống các phơng tiện và điều kiện này mới thiết thực tạo điều kiện cho lực lợng sản xuất ở đây phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w