Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 43 - 47)

kinh tế- xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay

Khu vực miền núi phía Bắc nớc ta gồm 14 tỉnh Hà Giang; Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Tổng diện tích tự nhiên 10 triệu ha, với dân số gần 12 triệu ngời và có gần 30 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Đây là khu vực có vị trí địa lý - tự nhiên quan trọng, có ảnh hởng, tác động đến toàn khu vực phía Bắc nói riêng và cả nớc nói chung về môi trờng, về văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

Do địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, có độ dốc lớn, xen giữa các dãy núi là khá nhiều sông, suối, nên vùng địa lý - tự nhiên miền núi phía Bắc nớc ta có những điểm đặc biệt cả về đất đai, khí hậu và chủng loại động thực vật... Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, ngời ta thờng chia miền núi phía Bắc thành hai vùng: Vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc với những đặc điểm cơ bản sau:

- Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một số huyện miền núi của các tỉnh Hà Tây, Ninh Bình. Đây là vùng địa hình đồ sộ và cao nhất nớc ta, điển hình có dãy núi Hoàng Liên Sơn cao hơn 2.000 m và có một số đỉnh núi cao hơn 3.000 m so với mặt biển. Do ở độ cao nh vậy nên nhiều tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới và ôn đới. Kể từ khi có thủy điện sông Đà, hồ chứa nớc sông Đà đã tạo độ ẩm và có những tác động đến khí hậu của toàn vùng.

- Vùng phía Bắc và Đông Bắc gồm các tỉnh còn lại. Đây là vùng có độ cao trung bình dới 1.000 m so với mặt biển, là vùng sinh thủy của nhiều con sông lớn nh sông Lô, sông Chảy, sông Đáy, sông Gâm, có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Do cấu tạo của địa hình và vị trí địa lý vùng này, đã tạo nên một hệ thống khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa đông khô hanh nhiệt độ trung bình 8 - 150C, có nơi 00C; ngợc lại, mùa hạ nắng ấm, nhiệt độ trung bình 22- 350C. Ngoài ra, vùng này lại có ma nhiều và chỉ tập trung trong vài tháng (lợng ma trên 1.500 mm) nên hằng năm rất hay có lũ lụt và hạn hán xảy ra.

Về mặt kinh tế - xã hội, kể từ khi thực hiện đờng lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xớng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc đã có nhiều thay đổi về mọi mặt.

Về kinh tế, trong những năm qua vùng này đã có mức tăng trởng bình quân khoảng 6 -7 %/ năm. Từ chỗ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và mang nặng tính chất tự nhiên, tự túc, tự cấp đã dần đợc thay thế bằng kinh tế hàng hóa; nhiều ngành nghề mới đợc mở mang gắn với yêu cầu của thị trờng trong nớc và quốc tế. Các ngành nông - lâm - ng nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm đợc tập trung đầu t theo hớng sản xuất hàng hóa và dần phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực; bắt đầu hình thành nên những vùng sản xuất với quy mô lớn hơn. Mô hình kinh tế trang trại đợc xây dựng, phát triển và bớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế tơng đối cao; đây là một trong những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của khu vực miền núi nói chung và đang đợc d luận quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Có đợc những tiến bộ đó trớc hết phải kể đến việc hoạch định đờng lối chiến lợc, sách lợc đúng đắn của Đảng ta và sự chỉ đạo trực tiếp, năng động của các cấp ủy đảng và chính quyền ở các địa phơng; thành tựu đó cũng thể hiện sự tin tởng vào Đảng, Nhà nớc và tinh thần cần cù, đoàn kết của đồng bào các dân tộc ở trong toàn khu vực này.

Từ những tiến bộ về kinh tế, bộ mặt xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nớc ta cũng đã có những thay đổi đáng kể. Dới ánh sáng của Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, để những vùng còn kém phát triển nh vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít ngời, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng có bớc phát triển cao hơn, dần dần giảm sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng; và đây đợc coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác và chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành. Kể từ đó, khu vực miền núi phía Bắc đã đợc Đảng, Nhà nớc tập trung đầu t nhiều mặt nh: giao thông, điện lới, trờng học, trạm y tế, nớc sạch nông thôn, v.v... Nhờ vậy, đời sống - xã hội của khu vực này đã có những đổi thay đáng mừng. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm, trẻ em đến trờng đông hơn, tất cả các tỉnh đã giải quyết xong nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở; nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc đợc khôi phục và phát triển, tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc đợc củng cố và tăng cờng. Tuy nhiên, ngoài những mặt phát triển kể trên, ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc cũng còn nhiều khó khăn và thách thức rất lớn. Mặc dù kinh tế có sự tăng trởng nhng còn chậm, thực chất của tăng trởng còn thấp so với mức bình quân đầu ngời trong cả nớc, tỷ lệ đói nghèo toàn vùng còn cao (chiếm gần 30%), nhiều vùng ở các tỉnh Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang tỷ lệ đói nghèo còn cao hơn. Sự phân hóa giàu nghèo trên toàn khu vực ngày càng rõ rệt với khoảng cách ngày càng lớn. Một bộ phận dân c do không vợt khỏi đói nghèo, đã du canh, du c tự do gây ra những biến động bất lợi cho kinh tế - xã hội kể cả nơi đi và nơi đến. Trình độ hiểu biết về khoa học - công nghệ của nhân dân trong toàn vùng còn thấp; tỷ lệ học sinh mù chữ và tái mù vẫn còn là con số đáng kể (năm học 1997-1998 còn 5,42% ở Đông Bắc và 13,63% ở Tây Bắc bỏ học bậc tiểu học). Tính đến

năm 1998, còn gần 400 xã cha có đờng ô tô đến trung tâm (chiếm 17,4%) và 50% số thôn cha có đờng ô tô đến nơi; đó là cha kể rất nhiều trục đờng giao thông, không đảm bảo thông suốt giữa các khu vực vào mùa ma. Hiện nay ở vùng này vẫn còn 37% số xã cha có điện; 60% số xã cha có nớc sạch; vẫn có những tộc ngời sống hoang dã bằng săn bắn, hái lợm và du mục.

Đây là khu vực chiếm một diện tích tơng đối lớn, nhng sự phát triển lại không đồng đều giữa các tiểu vùng, cho nên Nhà nớc đã chia miền núi thành ba khu vực cơ bản để có chính sách u tiên phát triển thích hợp hơn: khu vực I gồm các vùng thị tứ, thị trấn của miền núi, ở khu vực này trình độ phát triển đã gần tơng đơng với vùng đồng bằng; khu vực III gồm các khu vực vùng cao, vùng sâu, là vùng chiếm diện tích lớn nhất trong toàn khu vực - cũng là vùng có các chỉ số phát triển thấp nhất, hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đều nằm trong khu vực này, vì vậy mọi dự tính cho sự phát triển miền núi phía Bắc đều phải đợc bắt đầu và kết thúc từ vùng này; khu vực II là khu vực giáp danh giữa hai khu vực nói trên và có các chỉ số phát triển cha đều, thấp hơn khu vực I, cao hơn khu vực III. Về cơ bản có thể hiểu sự phát triển không đều giữa các tiểu vùng cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của địa hình và hệ thống giao thông, ở những vùng có địa hình càng cao, ở vùng càng sâu, đờng giao thông kém phát triển, thì đó là vùng khó khăn hơn. Vì vậy, khi đánh giá lực lợng sản xuất ở miền núi phía Bắc, ngoài việc phải xem xét các yếu tố cơ bản của lực lợng sản xuất, còn phải tính đến các yếu tố thuộc về kết cấu hạ tầng cơ sở nh là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các yếu tố thúc đẩy miền núi phát triển.

Để có thể thúc đẩy lực lợng sản xuất ở khu vực miền núi phía Bắc phát triển theo hớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì một đòi hỏi tất yếu đang đặt ra là: phải xuất phát từ thực tế, đánh giá chân thực, khách quan thực trạng các yếu tố của lực lợng sản xuất ở khu vực này, tìm ra khuynh h- ớng vận động đặc thù của nó, trên cơ sở đó mới có những giải pháp thúc

đẩy sự phát triển của lực lợng sản xuất một cách thích hợp. Do cấu trúc của lực lợng sản xuất rất phong phú và phức tạp, nhất là chúng tồn tại trong mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, nên chúng tôi khảo sát toàn bộ các yếu tố cơ bản của lực lợng sản xuất ở miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó mới chỉ ra những yếu tố có tính đặc thù cần thiết phải đầu t để phát triển nó.

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 43 - 47)