Thực trạng công cụ lao động

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 60 - 64)

Trong lực lợng sản xuất, công cụ lao động vừa là sự kết tinh sức mạnh trí tuệ con ngời, vừa "nối dài" khí quan, tăng cờng sức mạnh cơ bắp của con ngời trớc tự nhiên, nó thờng xuyên đợc con ngời tìm cách cải tiến, để qua đó lao động ngày càng đem lại hiệu quả cao hơn và ít hao phí sức lực, năng lợng và thời gian nhất.

Miền núi phía Bắc ở nớc ta, do những đặc điểm và điều kiện tự nhiên qui định, lại mới bắt đầu hòa nhập một cách chậm chạp vào nền kinh

tế thị trờng, cho nên cha có những thay đổi mạnh mẽ về công cụ lao động. Tuy nhiên, căn cứ vào từng lĩnh vực của hoạt động sản xuất, có thể khái quát một số nét về công cụ lao động của từng ngành kinh tế nh sau:

Trong công nghiệp: mặc dù là vùng có nhiều tiềm năng nhất nớc ta về phát triển công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim và công nghiệp chế biến nông, lâm sản,... song tổng sản phẩm thu đợc từ công nghiệp năm 1999 chỉ chiếm 5,5% tổng sản phẩm công nghiệp của cả nớc. Theo số liệu của tổng cục thống kê, thu nhập bình quân một tháng một ngời ở các tỉnh miền núi phía Bắc, thu từ công nghiệp chỉ chiếm 6,46%. Tất cả những điều đó nói nên phần nào thực trạng phát triển công nghiệp, trong đó có vai trò rất lớn của công cụ sản xuất công nghiệp trong khu vực. Về phía các nhà máy, xí nghiệp thuộc Nhà nớc quản lý đều khủng hoảng bởi nhiều lí do, trong đó máy móc lạc hậu là phần lớn, một số nhà máy có đầu t thay thế thiết bị nhng do cha biết đi tắt, đón đầu và trình độ hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ thấp cho nên đã mua phải nhiều thiết bị cũ, lạc hậu của các nớc hay các khu vực khác thành thử miền núi phía Bắc nh bãi chứa máy móc thải không chỉ của quốc tế mà còn cả đồ thải các vùng khác trong cả nớc. Phần lớn những đầu t mua sắm máy móc cho khu vực này chủ yếu là đầu t vào những lĩnh vực nh máy móc phục vụ các công trình xây dựng, các công trình giao thông và một số dây chuyền chế biến nông sản loại nhỏ, v.v...

Trong các nhà máy thuộc Nhà nớc quản lý trực tiếp, nhờ có chính sách cổ phần hóa và chấp nhận giải thể một số nhà máy làm ăn không hiệu quả để tập trung đầu t vào các nhà máy có u thế và lâu dài, cho nên trong thời gian gần đây, ở những nhà máy còn có khả năng phát triển đã đợc đổi mới mạnh mẽ về công cụ, thiết bị phục vụ sản xuất cũng nh các hình thức tổ chức và quản lý, trong đó kể cả những đầu t trực tiếp của Nhà nớc và liên doanh liên kết đầu t. Tuy nhiên đó mới chỉ là những thay đổi bớc đầu và

phần lớn cha phải là những công cụ sản xuất hiện đại nhất của các ngành, đồng thời chỉ mới đầu t vào những công cụ phục vụ khai khoáng và chế biến nông lâm sản ở quy mô nhỏ là chính, cha có những đầu t vào các ngành công nghiệp phục vụ công nghiệp.

Trong khu vực kinh tế t nhân hay các hợp tác xã cổ phần: do lợng vốn nhỏ, nên công cụ sản xuất công nghiệp cũng hết sức thô sơ và chủ yếu tập trung vào một số ngành khai khoáng và sơ chế một số sản phẩm nông - lâm nghiệp là chính. Mặc dù đã đợc hạch toán và tổ chức theo kiểu sản xuất hàng hóa, song phần lớn cha có tính cạnh tranh quyết liệt, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trong toàn vùng (năm 1999) mới chỉ chiếm 3,27% trong tổng thu nhập từ công nghiệp ngoài quốc doanh của cả nớc, do đó, nó cha đặt ra những yêu cầu cấp bách phải thay thế công cụ sản xuất hiện đại và cũng cha có đủ điều kiện vật chất để thay thế.

Nói chung, nếu ở các khu vực phát triển khác trong nớc và quốc tế đã tiến tới tự động hóa hay bán tự động, thì ở miền núi phía Bắc nớc ta công cụ sản xuất công nghiệp vẫn cha đạt ở trình độ cơ khí hóa hoàn toàn, vẫn sử dụng nhiều lao động thủ công đan xen. Công cụ sản xuất công nghiệp đang biến động chậm chạp theo tuần tự các bớc của quá trình công nghiệp hóa là chính, cha đi tắt đón đầu ở một số lĩnh vực cần thiết nh mục tiêu đã đề ra. Cho nên sản phẩm làm ra cha có sức cạnh tranh, nhất là ở khu vực kinh tế t nhân, hầu nh chỉ sản xuất bằng thủ công, do đó các sản phẩm công nghiệp vừa kém chất lợng vừa yếu về mẫu mã, giá thành cao. Điều này tơng xứng với tình trạng dân trí trong toàn khu vực thấp kém, giá trị sản xuất công nghiệp ở toàn khu vực chỉ chiếm tỷ trọng 26,78% trong tổng thu nhập công - công - lâm - ng nghiệp trong toàn vùng (nếu không tính 3 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh là các trung tâm công nghiệp của cả nớc thì tỷ lệ này chỉ còn chiếm 15%).

Công cụ lao động trong sản xuất nông - lâm nghiệp: mặc dù là ngành đem lại thu nhập chính cho toàn khu vực, nhng với địa hình khó khăn, ít phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nên những đầu t về mặt cải tạo công cụ sản xuất ở đây cũng hết sức khó khăn. Công cụ sản xuất chủ yếu nhằm phục vụ sản xuất sản xuất nông- lâm nghiệp và lấy cây lúa, cây ngô làm mục tiêu chính vẫn là cái cày, cái cuốc, cái bừa... và bằng sức kéo của con trâu, con bò là chính. Tùy thuộc từng dân tộc, sống ở những địa hình cao thấp nh thế nào đó mà có các công cụ lao động khác nhau. Đối với các dân tộc sống ở những vùng tơng đối bằng phẳng, có thể trồng đợc cây lúa nớc, thì công cụ sản xuất chủ yếu đợc tự tạo theo những khuôn mẫu của các công cụ thủ công đợc dùng phổ biến hiện nay ở đồng bằng, nhng đã đợc cải tiến cho gọn, nhẹ hơn để nó phù hợp với những thửa ruộng nhỏ, bậc thang và việc di chuyển lên xuống theo sự phức tạp của địa hình, đơng nhiên những công cụ này có độ bền và hiệu quả thấp hơn so với những công cụ đợc làm bằng nhiều kim loại. Đối với các dân tộc sống ở các vùng núi cao, chủ yếu làm nơng, công cụ lao động cũng vẫn là cái cày, cái cuốc nhng đã có nhiều thay đổi hơn, để nó phù hợp với đặc điểm đất canh tác dốc, nhiều rễ cây,...

Về mặt trình độ của công cụ sản xuất, do đã trải qua hàng ngàn năm cải tiến, nên có thể nói những công cụ này đã đạt ở mức độ tinh xảo so với lao động thủ công, tự cấp, tự túc truyền thống. Với nền sản xuất hàng hóa, những công cụ này đã không còn phù hợp, đã và đang nảy sinh yêu cầu cần phải có những công cụ mới, có trình độ hiện đại hơn thay thế những công cụ lao động thủ công truyền thống này. Điều khó khăn nhất là địa hình ở đây không cho phép ứng dụng một cách đơn giản những công cụ cơ khí vẫn sử dụng của vùng đồng bằng, mà phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội để tạo ra những công cụ mới phù hợp với những điều kiện tự nhiên phức tạp đó. Mặc dù đã đợc hỗ trợ, u tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, song công cụ lao động trong các khâu của quá

trình sản xuất nông nghiệp, thay đổi cha đáng kể. Cho đến nay trong toàn vùng mới chỉ có khâu xay xát gạo là đợc cơ khí hóa rộng rãi, ngoài ra các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch... nhất là vùng cao, vùng sâu, vẫn chủ yếu là thủ công. Chẳng hạn nh tính đến tháng 7 năm 2000, tại tỉnh Tuyên Quang, huyện Nà Hang mới có 02 chiếc máy cày, huyện Chiêm Hóa có 06 chiếc, trong khi đó mỗi huyện có hơn 60 vạn dân. ở khâu tuốt lúa, phần lớn đã chuyển từ vò, đập bằng chân tay, sang có công cụ hỗ trợ (công cụ đạp chân). Một vài vùng có động cơ tuốt lúa, nhng tập trung ở một vài hộ có vốn, cùng đầu t để sử dụng tuốt thuê là chính, cha thể có và sử dụng một cách phổ biến trong khu vực đợc, bởi vì với diện tích lúa hiện có của từng hộ dân quá ít, lại không tập trung theo vùng, trong khi đó việc vận chuyển máy móc đi lại rất khó khăn, nên không đáng để đầu t một lợng vốn lớn nh vậy trong khi hiệu quả sử dụng không đáng là bao. Ngoài ra, ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn một số hộ hoàn toàn sử dụng các biện pháp thủ công nh gặt từng bông lúa nơng, giã gạo bằng tay, hay bằng sức nớc, gieo trồng bằng gậy chọc lỗ,... cha có những đổi thay nào đáng kể về cách thức sản xuất và công cụ lao động.

Nói chung từng khâu trong sản xuất nông nghiệp, bắt đầu có những biến động, nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc đã dần biết sử dụng những công cụ sản xuất có trình độ tiên tiến hơn so với truyền thống, đó là những công cụ sản xuất nông nghiệp mà ở vùng đồng bằng đang sử dụng phổ biến. Nhng với những công cụ này, nhiều yếu tố không phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây, song cải tiến nh thế nào để nó phù hợp còn phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học - công nghệ ứng dụng cho khu vực này, nhất là những nội dung liên quan đến địa hình phức tạp, dân trí còn thấp, kết cấu hạ tầng cha phát triển...

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w