Chú trọng phát triển mạnh nền kinh tế thị trờng định h ớng xã hội chủ nghĩa kích thích lực lợng sản xuất phát triển

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 120 - 128)

ớng xã hội chủ nghĩa kích thích lực lợng sản xuất phát triển

Mặc dù đã hơn một thập kỷ cùng với cả nớc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, nhng về cơ bản nền kinh tế thị trờng ở khu vực miền núi phía Bắc nớc ta vẫn hình thành một cách thiếu đồng bộ, với tiến độ rất chậm và cha hoàn chỉnh, hình thức sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc vẫn đợc duy trì. Điều này thể hiện ở chỗ, đại bộ phận dân c chỉ quan tâm đến sản xuất ra các sản phẩm để tiêu dùng trong đời sống hằng ngày và chủ yếu là các sản phẩm thuộc về lơng thực và thực phẩm; trồng phân tán các loại cây, nuôi các loại con có thể có giống và có điều kiện, trong khi đó không hề tính đến hiệu quả, chất lợng của sự đầu t

và đầu ra của sản phẩm, họ chỉ biết rằng sau khi nuôi, trồng nếu có thu đợc kết quả thì sử dụng, và sử dụng không hết hoặc khi cần thiết thì đem ra chợ bán. ở một mức độ nhất định cũng có thể coi đó là hàng hóa, nhng thực chất những hàng hóa này không có sức cạnh tranh, không có chỗ đứng trong thị trờng vì chất lợng sản phẩm kém, hiệu quả thấp, v.v... vì hệ thống chợ trong khu vực để giao lu, buôn bán còn quá mỏng, số xã có chợ chỉ chiếm 39% trên tổng số xã trong toàn khu vực (trong khi đó tỷ lệ của bình quân cả nớc là 56%). Và phần lớn các chợ ở miền núi đợc họp theo phiên, thờng là 5 - 7 ngày có một phiên chợ. Do đờng sá đi lại khó khăn, cho nên đồng bào đến đợc chợ cũng đã mất tơng đối nhiều thời gian, làm cho mỗi phiên chợ chỉ họp đợc khoảng vài giờ đồng hồ, các hoạt động mua - bán chỉ diễn ra rất nhanh và còn nhiều điều bất tiện. Cũng do giao thông trong khu vực này còn quá khó khăn, nên đã cản trở rất lớn đến hoạt động vận chuyển các sản phẩm nông - lâm nghiệp để đem ra chợ trao đổi, nhiều khi chi phí cho vận chuyển hàng hóa đã chiếm hết giá trị trao đổi của hàng hóa, vì các sản phẩm này thờng rất nặng, cồng kềnh và khó vận chuyển, cho nên các loại nông sản đợc đem bán hoặc trao đổi bao giờ cũng phải chịu mức giá thấp hơn giá trị thực của nó; trong khi đó những hàng hóa cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng thì nhân dân lại phải mua với giá đắt hơn nhiều lần (ngay cả 4 mặt hàng đợc Nhà nớc trợ giá nhiều khi không đủ cung cấp, phải mua ở ngoài cũng chịu mức giá rất cao). Đó là cha kể đến việc t thơng ép giá, trình độ nhận thức về chất lợng hàng hóa của nhân dân trong khu vực còn thấp kém nên đã bị gian thơng lợi dụng tuồn hàng giả, hàng kém chất lợng vào các chợ ở khu vực này gây ra những hậu quả to lớn cho đời sống và sức khỏe của nhân dân.

Nhận thức đợc vai trò, vị trí của nền kinh tế thị trờng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lực lợng sản xuất và đối với việc phá vỡ nền

kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp trong khu vực miền núi phía bắc, Đảng và Nhà nớc ta đã có những chính sách hỗ trợ, kích thích nền kinh tế hàng hóa ở khu vực miền núi phía Bắc phát triển. Trớc hết là khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát huy tối đa mọi khả năng để sản xuất, kinh doanh và làm giàu một cách hợp pháp; các thành phần kinh tế đợc đối xử bình đẳng trớc pháp luật, đợc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể đợc thừa nhận là một đơn vị kinh tế độc lập, v.v... Nhờ đó, đã tạo điều kiện để nó phát huy vai trò năng động, sáng tạo, nhạy cảm trong sản xuất kinh doanh vì ngời dân có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề sản xuất và kinh doanh, lựa chọn mua sắm các trang thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất của mình và gia đình. Đi liền với chủ trơng đó, việc giao đất, khoán rừng lâu dài cho hộ nông dân quản lý, chăm sóc và đợc sử dụng một số sản phẩm thu đợc từ rừng có hớng dẫn của Nhà nớc đã làm cho nông dân tin t- ởng, yên tâm đầu t sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, trong toàn khu vực miền núi phía Bắc hiện nay còn đợc đầu t thông qua hàng loạt các chơng trình, dự án, trong đó có cả những dự án hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất vật chất và có dự án cho phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho giao lu, buôn bán và kinh tế thị trờng phát triển... Đó là chính sách mở ra nhiều triển vọng mới cho sự phát triển của nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc. Nhng nh trên đã nói, cho đến nay, kinh tế thị trờng miền núi phía Bắc vẫn thay đổi hết sức chậm chạp, điều này có nhiều lý do chủ quan và khách quan của nó.

Về chủ quan: nhân dân trong khu vực còn khá thụ động, không năng động trớc những vận hội mới. Một mặt, họ không dám từ bỏ phơng thức sản xuất chuyên nông nghiệp truyền thống, không mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tìm và đầu t vào những ngành, nghề có hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản xuất chủ yếu dựa vào những điều kiện của tự nhiên, với những công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật và công nghệ thấp kém; mặt khác, còn

hàng loạt những thói quen khác kìm hãm sự năng động của con ngời, chẳng hạn nh làm ăn không tính toán, không thích sự lệ thuộc, không chịu sự sai khiến của ngời khác hoặc không làm thuê bán sức lao động cho ngời khác, kể cả ngày công bán sức lao động làm thuê đó nếu hạch toán ra còn cao gấp nhiều lần ngày công lao động sản xuất nông nghiệp bình thờng. Thành thử nhiều chơng trình dự án đầu t của Nhà nớc muốn lồng ghép và tạo thêm việc làm cho nhân dân trong vùng nhiều khi không thu hút đợc nhân công tại chỗ, lại phải đa nhân công từ nơi khác đến.

Về khách quan: Chính sách của Đảng và Nhà nớc là đúng đắn, nhng tính khả thi và quá trình tổ chức những chủ trơng, chính sách đó còn nhiều vấn đề bất cập. Một mặt, dân trí quá thấp, cha nhận thức đợc đầy đủ những chủ trơng, chính sách đó để ủng hộ, phát huy; mặt khác, những điều kiện hỗ trợ cho phát triển kinh tế thị trờng nh lu thông trao đổi, thông tin, vốn, công nghệ, v.v... trong khu vực này còn quá kém và lạc hậu. Với tính chất manh mún, không tập trung của phơng thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu nói chung, của đối tợng lao động miền núi hiện nay nói riêng, nếu đầu t thì quá tốn kém không biết lúc nào mới thu hồi vốn đợc mà không đầu t thì mãi mãi sẽ lạc hậu và giậm chân tại chỗ; cho nên sản phẩm chủ yếu chỉ đủ cho sinh hoạt, phần d thừa để đem trao đổi là cha đáng kể, do đó kinh tế thị tr- ờng ở đây phát triển hết sức chậm chạp. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi phía Bắc nói chung và phát triển lực lợng sản xuất nói riêng, phải thúc đẩy kinh tế thị trờng phát triển theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Điều cơ bản cần phải thực hiện là mở rộng và phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong khu vực này. Muốn vậy, phải từng bớc khai thác các thế mạnh, các tiềm năng của từng vùng với từng nội dung nh sau:

Thứ nhất là, phát triển tiềm năng sản xuất hàng hóa: miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và giàu tài nguyên nhất nớc

ta, cho nên ở đây có đủ điều kiện để phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp theo hớng sản xuất hàng hóa. Đành rằng những ngành nông - lâm - nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là những ngành kinh tế truyền thống của nhân dân ở đây, nhng cách thức tổ chức, nội dung của quá trình sản xuất phải đợc đổi mới theo hớng sản xuất hàng hóa, phải đáp ứng đợc các yêu cầu nghiêm ngặt của hình thức sản xuất mới này; đó là vật nuôi, cây trồng phải đợc tiến hành sản xuất tập trung và gắn liền với hoạt động trao đổi, mua bán. Quy trình sản xuất các sản phẩm nông - lâm - nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc phải đợc lựa chọn theo u thế của từng tiểu vùng một cách tơng đối, tìm ra thế mạnh để làm mục tiêu chính cho sự đầu t, trên cơ sở đó đa dạng hóa các ngành nghề khác. Việc lựa chọn các ngành nghề để đầu t trong khu vực này, theo chúng tôi không nên quá chú trọng các cây nông nghiệp để giải quyết lơng thực, thực phẩm tại chỗ, nếu những tiểu vùng đó có điều kiện tự nhiên nh đất đai, khí hậu không thuận tiện và kết quả hoạt động sản xuất quá thấp. Hiện nay cần thiết phải thay thế các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với những điều kiện tự nhiên và theo hớng chuyên canh trong từng tiểu vùng, vì đó là cơ sở để tạo ra sự phân công lao động ngày một sâu sắc và chuyên môn hóa cao; đồng thời nhờ đó còn bắt buộc nảy sinh các hoạt động giao lu, trao đổi sản phẩm, trao đổi sức lao động, trao đổi kỹ thuật và công nghệ, v.v... Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa kiểu gì đi nữa thì vẫn phải đảm bảo một nguyên tắc cơ bản là tôn trọng các quy luật của tự nhiên, phát triển kinh tế phải gắn liền với đảm bảo môi trờng sinh thái. Cụ thể là phải giữ rừng, giữ nớc đầu nguồn cho các sông, hồ, ao đảm bảo cung cấp một lợng nớc tơng đối ổn định cho toàn miền Bắc, chống sạt lở đất, trôi màu, v.v... Để làm đợc điều đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng đất dốc trên 250 là điều cấp thiết nhất hiện nay, sau đó mới có thể tính đến việc tận dụng, khai thác chúng theo những u thế của từng vùng. Nhờ có sự khác nhau về chất đất, về khí hậu mà nó đem lại những hàng hóa có u thế theo từng vùng, phát triển những hàng

hóa đó mới có khả năng thu lợi nhuận cao và tránh đợc sự cạnh tranh khắc nghiệt, đây là điều mà ở miền núi phía Bắc vẫn cha thực hiện đợc.

Trong các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hớng sản xuất hàng hóa ở miền núi phía Bắc hiện nay, mở rộng và phát triển mô hình kinh tế trang trại kết hợp với chăn thả đàn gia súc đang là một hớng đi phù hợp với những điều kiện tự nhiên ở đây. Với mô hình đó, một mặt giữ đợc độ ẩm để tạo nguồn sinh thủy cung cấp nớc cho sông, hồ trong khu vực và chống trôi màu, lở đất nhờ cây trồng tơng đối hợp lý ở địa hình đất dốc; mặt khác, nhờ chăn thả gia súc, gia cầm tại chỗ, có thể tận dụng đợc nguồn phân chuồng làm tăng màu cho đất, giữ cho nguồn đất khỏi bị bạc màu và hoang hóa. Đồng thời với mô hình này, sản xuất ra các sản phẩm nông- lâm- nghiệp tơng đối tập trung và với số lợng lớn, đó là điều kiện chuyển hoàn toàn từ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa, tạo ra các thị trờng về vốn, thị trờng sức lao động, thị trờng khoa học - công nghệ, và cũng nhờ đó, tạo điều kiện để các nhà máy chế biến nông - lâm sản ra đời và phát triển. Ngày nay, nhờ có sự phát triển và can thiệp mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sản xuất nông - lâm nghiệp về cơ bản đã và đang có những thay đổi rất lớn trên thế giới, sản phẩm ngày càng nhiều và chất lợng ngày càng cao. Vì vậy ngay từ bây giờ, phải lựa chọn và đầu t phát triển các cây công nghiệp dài ngày, các cây có xu hớng trở thành nguyên liệu khan hiếm trong nớc và quốc tế trong tơng lai, đó là một sự đón đầu để chiếm lĩnh thị trờng, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, với số lợng và chất lợng dân c, cũng nh sự hạn chế về diện tích đất phù hợp với gieo trồng ở miền núi phía Bắc, chỉ rất ít số hộ dân có thể làm đợc kinh tế trang trại. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý đợc các trang trại, giải quyết việc làm cho những hộ dân c thiếu đất sản xuất, quy định mức thuê khoán nhân công, v.v... và bằng mọi cách hạn chế những nguyên nhân dẫn đến sự bần cùng hóa ở một số hộ dân.

Thứ hai là, phát triển tiềm năng trao đổi hàng hóa: cùng với những cố gắng để phát triển sản xuất hàng hóa, cần phải mở rộng thị trờng trao đổi sản phẩm - phát triển thơng mại. Trớc đây, V.I Lênin từng đánh

giá rất cao vai trò của thơng mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,

Ông từng viết: "Ngày nay, thơng mại là hòn đá thử vàng của sinh hoạt kinh tế của chúng ta... để có thể thúc đẩy kinh tế phát triển một cách toàn diện" [55, tr. 396]. Trong kinh tế thị trờng, sản xuất và trao đổi là hai mặt không thể tách rời nhau, chúng quan hệ biện chứng lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của mình. ở miền núi phía Bắc nớc ta có nhiều tiềm năng phong phú mà tự nhiên đã ban cho để có thể mở rộng sản xuất hàng hóa, đó là những tiềm năng vừa thuận lợi, vừa khó khăn cho hoạt động giao lu, buôn bán và trao đổi hàng hóa với các khu vực khác.

Về thuận lợi, trong thời gian qua, Nhà nớc ta đã nỗ lực mở rộng các quan hệ đối ngoại, với phơng châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các n- ớc, chúng ta đã có các quan hệ đa phơng và đó là những thuận lợi cho giao lu trao đổi hàng hóa, cụ thể là Việt Nam đã gia nhập ASEAN, tham gia Diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình Dơng, ký hiệp định khung với EU, đang tiến hành chuẩn bị để đàm phán và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thơng mại thế giới WTO. Đó là cơ hội rất lớn để hàng hóa miền núi phía Bắc chúng ta có cơ hội vơn ra các thị trờng khu vực và thế giới. Mặt khác, miền núi phía Bắc nớc ta có vị trí địa lý: phía Nam giáp với các huyện của các tỉnh trung du và đồng bằng Hải Phòng, Hải Dơng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa; phía Đông giáp với Vịnh Bắc Bộ và thông ra Biển Đông có chiều dài gần 200 km thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây và phía Bắc là hàng ngàn km đờng biên giới tiếp giáp với Lào, Trung Quốc và đi qua các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, nên đã tạo ra một địa thế rất thuận lợi cho việc phát triển thơng mại và giao lu giữa miền núi phía Bắc với các

vùng lân cận. Về phía nội địa, các tỉnh và thành phố tiếp giáp với miền núi phía Bắc đều là những tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, lại có dân số tơng đối đông, kết cấu hạ tầng khá phát triển, có thể tiêu thụ một l- ợng hàng hóa rất lớn và đa dạng, nhất là những sản phẩm thuộc về rừng và thuộc về vùng khí hậu ôn đới; đây sẽ là những hàng hóa đặc biệt có thế mạnh bởi vì khu vực nội địa không có các điều kiện tự nhiên và khí hậu để phát triển những sản phẩm đó. Đối với thị trờng quốc tế, Trung Quốc và Lào là hai thị trờng lớn nhng không đòi hỏi ngặt nghèo những thủ tục và

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w