Về thực trạng đối tợng lao động ở phía Bắc nớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 64 - 86)

Để phát triển mạnh mẽ lực lợng sản xuất và nâng cao đời sống của mình, từ khi có đờng lối đổi mới, đồng bào các dân tộc trong khu vực miền núi phía Bắc đã năng động hơn, triệt để tận dụng, khai thác mọi điều kiện sẵn có của tự nhiên trong khu vực sinh sống của mình, nhờ đó mà có đợc những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội nh đã kể trên. Nhng cũng trong thời gian qua, đã xảy ra hiện tợng khai thác ồ ạt tự nhiên, với mức độ khá nghiêm trọng. Một số cá nhân và tập thể đã lợi dụng sự phức tạp của địa hình khó quản lý và sự quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền, dùng một số phơng tiện kỹ thuật hiện đại hơn truyền thống để khai thác, làm cho tự nhiên trong khu vực nhanh chóng cạn kiệt, môi trờng suy thoái, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho khu vực này nói riêng và cả nớc nói chung. Nhận biết đợc những hậu quả của việc khai thác tự nhiên một cách vô kế hoạch, Đảng và Nhà nớc ta đã nhanh chóng đa ra nhiều biện pháp, nhằm hạn chế việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và những hậu quả của nó. Tuy nhiên, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn và con ngời còn thiếu cái để ăn, để mặc thì việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi vẫn rất khó chặn lại đ- ợc. Vì vậy, cần phải xem xét các yếu tố cơ bản của đối tợng lao động ở đây một cách khái quát, tìm ra những mối quan hệ khách quan giữa các yếu tố đó, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục một cách hữu hiệu nhất, đó cũng là tìm ra con đờng để phát triển lực lợng sản xuất.

Thực trạng nguồn đất:

Đất có ảnh hởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một khu vực hay một quốc gia. Đặc biệt ở những nớc kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nh nớc ta, vai trò của nó càng to lớn. Miền núi phía Bắc nớc ta càng phụ thuộc nhiều hơn đến nguồn đất bởi vì đồng bào ở đây chủ yếu dựa vào sự phát triển của nông - lâm nghiệp là chính. Cho nên nếu không có biện pháp khai thác thích hợp, sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề và ngợc lại. Chính vì vậy

nguồn đất ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc phải đợc xem là đối tợng lao động cơ bản nhất.

Với địa hình tự nhiên đa dạng và phức tạp, đất ở miền núi phía Bắc chủ yếu có độ dốc cao, ít thích hợp cho việc gieo trồng các cây lơng thực và các cây rau màu khác, đồng thời đó cũng là đặc điểm có ảnh hởng rất lớn tới sự phát triển mọi mặt của toàn vùng nh: cản trở các hoạt động giao thông, vận chuyển hàng hóa, giao lu văn hóa của toàn vùng với các khu vực khác trong cả nớc; mặc dù vậy, ngời dân ở đây vẫn phải dựa vào đất để sản xuất, sinh sống là chủ yếu. Về cơ cấu đất và thực trạng của nó, căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể chia ra làm một số loại đất cơ bản sau đây:

Đất thổ c: Về cơ bản diện tích đất để làm nhà chiếm không đáng kể, chủ yếu nhà ở đợc làm tập trung xung quanh khu vực trồng cấy để thuận lợi cho việc sản xuất. Xung quanh nhà ở thờng là những khu vờn, đợc tính cho diện tích đất thổ c, đó là diện tích cung cấp lợng rau, quả cơ bản cho hộ gia đình trong đời sống hằng ngày. Phần lớn các hộ gia đình đã biết chăm lo một phần đời sống của mình bằng khu vờn trong đất thổ c, nhng ở nhiều nơi, những khu vờn đó vẫn cha có sự hạch toán kinh tế, ngời ta trồng một cách phân tán các loại cây rau, quả, không theo quy hoạch, không chú trọng chăm bón và không tính đến hiệu quả của nó sẽ ra sao, thậm chí rất lãng phí diện tích đất trồng. Trong khi với địa hình phức tạp, nhiều dốc nh ở miền núi thì diện tích đất thổ c là địa hình tơng đối thuận lợi cho việc trồng cấy rau mầu. Cho nên việc sử dụng một cách hợp lý nguồn đất này sẽ ít nhiều giải quyết những khó khăn về thực phẩm, rau quả trong hộ và góp phần vào việc nâng cao chất lợng dinh dỡng bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. Tránh đợc tình trạng hái lợm nguồn thực phẩm, rau quả trong tự nhiên, vừa mất nhiều thời gian, giá trị dinh dỡng thấp, lại vừa gây nhiều ảnh hởng tới sinh thái và sự phát triển của một số loại cây bởi việc khai thác trồi mầm những loại cây đó.

Nh vậy, đất thổ c ở miền núi phía Bắc, đã có những ảnh hởng nhất định đến lực lợng sản xuất trong khu vực, nhất là trong trờng hợp không kiểm soát đợc mức độ gia tăng dân số, sẽ ngày càng cần nhiều diện tích đất để ở, làm giảm nguồn đất bằng để gieo trồng lơng thực. Nếu nh không quan tâm phát triển kinh tế vờn để hỗ trợ cho đời sống, phải tiếp tục khai thác nguồn đất và các nguồn tài nguyên khác để lo cho đời sống kinh tế trớc mắt, thì chắc chắn nó không chỉ làm suy giảm năng lực phát triển lực lợng sản xuất trong khu vực này, mà còn ảnh hởng nghiêm trọng đến môi trờng sống của cả nớc ta nói chung.

Đất nông nghiệp: Bao gồm diện tích đất trồng các cây lơng thực, thực phẩm và các cây công nghiệp ngắn ngày hằng năm. Diện tích đất loại này chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên trong khu vực - đó là diện tích cung cấp nguồn lơng thực, thực phẩm cơ bản cho toàn vùng, và cũng là nguồn thu nhập cơ bản của các hộ gia đình ở đây. Diện tích đất nông nghiệp đợc chia làm một số loại cơ bản nh sau:

Đất trồng lúa nớc: Chiếm 26,9% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trừ một số địa bàn nh Mờng Lò, Than Uyên, Mờng Thanh là những cánh đồng thuận lợi cho việc trồng cây lúa nớc, còn lại phần lớn là địa hình rất khó khăn đối với việc trồng lúa nớc. Nhân dân khu vực miền núi đã tận dụng những khu đất tơng đối bằng phẳng, thuận lợi về nguồn nớc để khai phá và gieo trồng lơng thực, nhng diện tích này quá ít, cho nên họ phải khai phá ở những vùng đồi thấp, hình thành nên những khu ruộng bậc thang, có chiều dài kéo theo sờn đồi, chiều rộng rất hẹp, có thửa ruộng chỉ rộng 80 cm, độ cao giữa các thửa ruộng này rất lớn, dễ sạt lở bờ. Đó cũng là một cản trở lớn nhất đối với việc áp dụng máy móc, cơ khí- công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi nói chung. Mặt khác do khí hậu hai mùa, mùa ma và mùa khô rõ rệt, lại thiếu hệ thống ao hồ tích tụ nớc, do đó số diện tích ruộng chỉ trồng đợc một vụ do thiếu nớc còn chiếm trên 30%;

ngợc lại, mùa ma tập trung chủ yếu vào hai, ba tháng trong năm, nên dễ gây ra lũ quét phá hoại những diện tích ruộng tập trung trong vùng thuận lợi về nguồn nớc nh ven sông, ven suối, gây nhiều khó khăn và thiệt hại cho hoạt động sản xuất lơng thực trong khu vực. Vì vậy, tổng sản phẩm lơng thực thu đợc từ ruộng lúa nớc trong khu vực ớc tính chỉ đảm bảo 50% nhu cầu lơng thực tại chỗ, còn lại phải thu từ các nguồn khác, và phải trồng cấy lơng thực ở những loại đất khác. Đối với diện tích đất gieo trồng một vụ do thiếu nớc chủ yếu vẫn để hoang là chính, cha có các biện pháp khắc phục về nguồn n- ớc, hay trồng xen các cây chịu hạn khác, cho nên đã gây ra sự lãng phí rất lớn về diện tích đất bằng. Chính từ sự lãng phí này kết hợp với nhu cầu lơng thực, đã buộc các hộ nông dân thiếu đất trồng, thiếu lơng thực phải khai phá, xâm lấn các nguồn đất khác và chủ yếu là khai phá đất rừng. Từ đó đã dẫn đến tình trạng rừng đầu nguồn bị tàn phá, bị cạn kiệt nhanh chóng, gây ra nhiều hậu quả nh đất sạt lở, lũ quét, hạn hán liên tục trong thời gian qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo ra cái vòng luẩn quẩn nghèo đói, khó khăn và phá rừng, nhng vẫn không thoát ra khỏi sự nghèo đói.

Đất trồng lúa cạn và các cây ngắn ngày: Là diện tích đất gieo trồng các cây lơng thực nh: lúa nơng, ngô, sắn, các cây họ đậu, các cây công nghiệp ngắn ngày nh bông, lanh, dâu tằm, v.v... Về cơ bản có thể coi

đây là diện tích đất do khai phá rừng mà có, bao gồm các loại nơng cơ bản nh sau:

Nơng bằng: mặc dù ở những độ cao vài trăm mét trở lên so với mặt biển, nhng trong khu vực miền núi thờng có những khu đất tơng đối bằng phẳng trên núi hoặc giữa các thung lũng. Diện tích này, đợc nhân dân khai phá để trồng các cây lơng thực và một số cây công nghiệp khác. Loại diện tích đất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích trong khu vực, nhng đ- ợc tận dụng rất triệt để. Những nơi cách xa với khu nhà ở, đợc nhân dân làm lán trại tại đó, nhiều nơi từ những lán trại này đã phát triển thành trang trại,

kết hợp trồng trọt với chăn nuôi tập trung, đã đem lại hiệu quả kinh tế tơng đối cao. Diện tích đất nơng bằng, ít đợc chăm bón tăng màu cho đất, vì th- ờng rất xa khu dân c, đờng xá khó khăn. Mặt khác, diện tích đất nơng bằng và ruộng nớc thờng là nơi tập trung sa khoáng và khoáng sản quí nh vàng, đá quí, hoặc các loại quặng có giá trị khác, cho nên dễ bị khai phá, đào bới một cách bừa bãi và sau đó bỏ hoang. Do đó năng suất cây trồng và thời gian canh tác rất hạn chế.

Nơng dốc: do thiếu hụt về lơng thực tại chỗ, đã buộc ngời nông dân phải tự tìm đến khai phá ở những nguồn đất còn màu mỡ, dồi dào để gieo trồng. Với địa hình nh ở miền núi phía Bắc, chỉ có những diện tích đất dốc là phong phú, càng là đất rừng già càng nhiều mầu, nhiều dinh dỡng cho cây trồng. Với loại nơng này, do độ dốc quá lớn, lại phải chịu lợng nớc ma tập trung vài tháng trong năm, nên đất dễ xói lở, nhanh chóng bị bạc mầu, làm cho năng suất giảm rõ rệt qua từng vụ, từng năm. Qua số liệu điều tra, năng suất ngô trồng trên diện tích đất dốc hằng năm nh sau: năm thứ nhất, năng suất đạt là 15 đến 16 tạ/ha, năm thứ hai đạt

8-10 tạ/ha, năm thứ ba đạt 3-5 tạ/ha, năm thứ t chỉ còn đạt 1-3 tạ/ha. Việc khai phá rừng già để trồng các cây lơng thực và hoa mầu đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong thời gian đầu, lại ít cỏ dại, cho nên ngời dân rất thích đợc khai phá nguồn đất này. Mặc dù nhiều nơi đã biết áp dụng những biện pháp cổ truyền trong việc chống xói mòn, trôi mầu ở đất nơng dốc nh: đắp be bờ, đào mơng khơi nớc ở xung quanh, trồng xen các cây họ đậu, song độ xói mòn, rửa trôi màu vẫn rất lớn. Theo tính toán của các nhà thổ nhỡng học, mức độ rửa trôi ở lu vực sông Đà trung bình hằng năm là 1.120 tấn/1 km2, ở lu vực sông Thao là 640 tấn/1 km2. Với loại diện tích đất này, khi đã không còn trồng cấy đợc phải bỏ hoang thì không còn loại cây trồng nào có thể mọc đợc ngoài cỏ tranh và những thảm cỏ dại, nhiều vùng chỉ còn trơ lại sỏi và đất cứng. Nh vậy, nơng dốc là loại đất dễ bạc màu và khó phục

hồi nhất, từ đó nảy sinh việc phải thờng xuyên mở mang diện tích đất trồng và đơng nhiên diện tích đợc khai phá mới này, không ngoài những cánh rừng tự nhiên đang có trong khu vực. Đảng và Nhà nớc ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, trong đó có cả những biện pháp hỗ trợ để phát triển các ngành nghề khác và những biện pháp cứng rắn nh ban bố nhiều chỉ thị, văn bản nhằm bảo vệ rừng ở những diện tích đất có độ dốc từ 250 trở lên. Sau những chỉ thị và các điều luật này, mặc dù diện tích nơng dốc đã giảm hẳn, nhng do những khó khăn về kinh tế của một số hộ dân và họ vẫn cha tìm đợc lối thoát thích hợp, cho nên trong thời gian gần đây đã có hiện tợng tái phá rừng để làm nơng hoặc lấn sâu vào những vùng hẻo lánh, ít ngời biết đến để khai phá, làm ảnh hởng lớn đến diện tích đất rừng đầu nguồn.

Nh vậy đất nông nghiệp là đối tợng lao động cơ bản của miền núi phía Bắc nớc ta hiện nay. Cùng với nhu cầu lơng thực, thực phẩm ngày càng tăng là diện tích đất nông nghiệp ngày càng cần đợc mở rộng; trong khi trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất trong khu vực này còn thấp kém, thì việc phá rừng đầu nguồn, du canh, du c vẫn còn xảy ra. Các hoạt động đó vừa có ảnh hởng nghiêm trọng đến sự phát triển của lực lợng sản xuất trong khu vực, vừa nhanh chóng làm suy giảm môi tr- ờng - sinh thái của cả nớc. Vì vậy, phải tránh sự theo đuổi một mục đích nông nghiệp, khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi đối với mục đích đó, nghĩa là cần có sự điều chỉnh cơ bản về cơ cấu kinh tế trong khu vực này để đảm bảo cho lực lợng sản xuất phát triển mọt cách bền vững.

Đất lâm nghiệp: Bao gồm diện tích đất còn rừng tự nhiên và rừng trồng mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nhờ có chơng trình trồng 5 triệu ha rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, nên diện tích này đã tăng từ 19,42% năm 1997 lên 30,3% năm 1999 trong tổng diện tích tự nhiên trong vực.

Rừng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con ngời, nó không chỉ là một nguồn lực kinh tế đáng kể của một vùng, mà còn là vấn đề an ninh quốc phòng, vấn đề môi trờng sinh thái của khu vực và của quốc gia. Đối với miền núi phía Bắc, rừng là một nguồn thu đáng kể, nó có ảnh hởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày, bởi vì đồng bào ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông - lâm nghiệp, nên phải dựa vào đồi rừng là chính. Sau một thời gian thực hiện theo tinh thần của đờng lối đổi mới đất nớc, đặc biệt là chính sách thông thơng và mở cửa, nói chung toàn khu vực đã có những bớc tiến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng "mở luôn" cánh cửa rừng, vì thế chỉ sau một thời gian ngắn diện tích rừng ở miền núi phía Bắc đã giảm xuống rõ rệt, nhiều khu rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề, đó là nguyên nhân xảy ra những hiện tợng thiên tai trong khu vực nh lũ quét, hạn hán kéo dài, ô nhiễm môi trờng, v.v... Nhận thấy tình hình cấp thiết phải quản lý và bảo vệ rừng ở khu vực đầu nguồn, rừng phòng hộ, Nhà nớc ta đã đa ra nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ nguồn rừng còn lại trong cả nớc nói chung và ở miền núi phía Bắc nói riêng nh Luật bảo vệ và phát triển rừng đợc Quốc hội thông qua năm 1991, Chỉ thị 462-TTg của Thủ tớng Chính phủ về đóng cửa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng trên núi đá, Chỉ thị 586-TTg tháng 5/1997 về tăng cờng các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng, và gần đây Quốc hội đã phê chuẩn dự án trồng 5 triệu ha rừng, trong đó chủ yếu là khu vực đầu nguồn ở các tỉnh miền núi phía Bắc,... Tất cả những biện pháp trên đều nhằm bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 64 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w