Tập trung nâng cao chất lợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 96 - 106)

Con ngời là nhân tố hàng đầu của lực lợng sản xuất, muốn phát triển lực lợng sản xuất trớc hết phải tác động đến các yếu tố quyết định hoạt động của ngời lao động. Đảng ta đã đã xác định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con ngời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [21, tr. 85]. Tuy nhiên, phát huy nguồn nhân lực không phải chỉ dừng lại ở chỗ tận dụng u thế về số lợng mà là còn phải chú trọng chất lợng của nó. Nghĩa là phải có những "ngời lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đợc đào tạo, bồi dỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại" [22, tr. 9]. Trên thực tế, chất lợng nguồn nhân lực phụ thuộc vào các yếu tố nh điều kiện kinh tế, giáo dục đào tạo phổ thông, hớng nghiệp dạy nghề, v.v... Trong đó không chỉ nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học - công nghệ mà còn tăng cờng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về hoạt động sản xuất và phẩm chất đạo đức của ngời lao động.Thực trạng kinh tế - xã hội ở miền núi phía Bắc nớc ta còn ở mức quá thấp, muốn phát triển nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng đợc nhu cầu và nhiệm vụ của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đề ra, chúng ta phải đồng thời tác động trên tất cả các mặt liên quan đến đời sống và hoạt động của con ngời. Trong đó, phải từng bớc cải tiến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cờng thể lực, sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao dân trí, đẩy mạnh chất lợng giáo dục phổ thông và các hoạt động dạy nghề, đào tạo đợc đội ngũ cán bộ có trình độ tổ chức, quản lý sản xuất - xã hội, v.v...

• Tăng cờng các biện pháp nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nhờ có cơ thể khỏe mạnh con ngời sử dụng những hiểu biết, tri thức của mình để lao động sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần. Vì vậy, tăng cờng các biện pháp nâng cao sức khỏe cho ngời lao động và cho cộng đồng là một hớng đầu t cho phát triển nguồn nhân lực. Đó cũng là đầu t trực tiếp cho sự phát triển của lực lợng sản xuất đối với khu vực miền núi phía Bắc nớc ta. Để nâng cao sức khỏe cho nhân dân các dân tộc đang làm ăn, sinh sống trong điều kiện phức tạp về địa hình, dân c sống tơng đối rải rác, trình độ dân trí thấp... cần thiết phải thực hiện cho đợc một số nhiệm vụ chủ yếu nh sau:

- Thờng xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân c về ăn, uống, sinh hoạt hợp vệ sinh. ở miền núi phía Bắc, các loại bệnh dịch gây ra sự giảm sút sức khỏe cho con ngời về cơ bản đợc phát sinh từ ăn, uống và sinh hoạt hằng ngày. Khi hàm lợng dinh dỡng cha đạt mức chuẩn, cha cung cấp đủ lợng calo cần thiết thì việc ăn, uống, sinh hoạt thiếu khoa học, không hợp vệ sinh trong cộng đồng càng nhiều. Cho nên công tác tuyên truyền, giáo dục ăn thức ăn chín, uống nguồn nớc sạch, sinh hoạt hợp vệ sinh cũng là nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, trong đời sống sinh hoạt của một số dân tộc ở đây còn nhiều lạc hậu cần đợc chấm dứt nh: chuồng, trại chăn nuôi động vật còn để cùng hoặc quá gần khu ở của ngời; còn để ngời chết trong nhà quá lâu; ăn một số động vật nuôi mắc các dịch bệnh; v.v... Nhất là phải có hoạt động kiểm dịch thờng xuyên trong các chợ phiên ở vùng sâu, vùng xa, cũng nh các biện pháp xử lý chất thải sinh hoạt trong khu vực theo đúng yêu cầu của vệ sinh- dịch tế.

- Tăng cờng các biện pháp cải cách, phát triển kinh tế, nâng cao chất lợng dinh dỡng cho cộng đồng, đặc biệt là cung cấp dinh dỡng cho phụ nữ, trẻ em và ngời già. Tuyên truyền các biện pháp tự tạo nguồn dinh dỡng tại chỗ nh phát triển chăn nuôi kết hợp với sản xuất các sản phẩm hàng hóa

khác. Chống một số bệnh do môi trờng, nguồn nớc, khí hậu phát sinh nh thiếu I ốt, sốt rét, v.v...

- Các cơ sở y tế có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch bệnh. Tổ chức đánh giá sức khỏe của nhân dân theo định kỳ để có chiến lợc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng một cách hợp lý. Bằng mọi hình thức hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất cho cây trồng và vật nuôi, tránh những ảnh hởng xấu đến môi trờng và sức khỏe của cộng đồng. Tăng cờng các hoạt động y tế trong cộng đồng nh tiêm chủng mở rộng chống các bệnh thờng có ở trẻ em và các bệnh về thai sản. Kết hợp các hình thức đông, tây y để chữa bệnh cho nhân dân, vừa tận dụng đợc nguồn thảo dợc phong phú ở địa phơng, vừa tiết kiệm ngân sách Nhà nớc. Bài trừ các tệ nạn xã hội nh mê tín dị đoan, mời thầy cúng, thầy tào khi ốm đau bệnh tật, v.v...

• Xây dựng đội ngũ cán bộ địa phơng đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phơng ở miền núi phía Bắc nớc ta còn ở mức quá thấp so với cả nớc, thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa rất lớn. Cán bộ là ngời đem chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc đến cho nhân dân, làm cho những chính sách đó đi vào cuộc sống sinh động của nhân dân các dân tộc. Đồng thời chính họ là ngời đại biểu đại diện cho nhân dân, nắm bắt mọi tâm t, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo lên các cấp ủy đảng và chính quyền. Hồ Chí Minh đã nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [70, tr. 486-492].

Để tăng cờng sức mạnh của đội ngũ cán bộ ở miền núi phía Bắc, Đảng và Nhà nớc ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích cán bộ công tác ở vùng cao, vùng sâu, cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi. "- u tiên đào tạo, bồi dỡng cán bộ ngời dân tộc, nâng cao năng lực cán bộ,

nhất là cán bộ lãnh đạo ở các cấp chính quyền, cán bộ quản lý kinh

tế" [21, tr. 220]. Tuy nhiên, công tác cán bộ ở miền núi phía Bắc vẫn đứng trớc rất nhiều khó khăn; vì trình độ dân trí ở đây còn quá thấp, lại là vùng có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, làm ăn. Từ khi xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa trong khu vực, đang đòi hỏi khu vực này phải có một đội ngũ cán bộ rất năng động, sáng tạo; biết tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng vùng, từng dân tộc, cùng với nhân dân ở các địa phơng phát huy thế mạnh tiềm năng của mình xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng đợc những yêu cầu đó, đội ngũ cán bộ miền núi phía Bắc phải đợc củng cố và phát triển theo phơng hớng cơ bản nh sau:

- Quy hoạch, điều tra đội ngũ cán bộ từ cấp xã trở lên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dỡng thờng xuyên hằng năm về trình độ quản lý, trình độ hiểu biết khoa học - công nghệ và khả năng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, v.v... Qua đó rút kinh nghiệm các hoạt động tổ chức quản lý ở địa phơng, có sự điều chỉnh những sách lợc, chiến lợc phù hợp trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt, phải tiến hành thờng xuyên bồi dỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã vì "cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm đợc việc thì mọi việc đều xong xuôi" [71, tr. 45]. Trong đó phải quan tâm, bố trí cán bộ đúng với

tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ơng lần thứ ba khóa VIII và dựa vào đặc điểm dân tộc của các địa phơng mà có cơ cấu cán bộ một cách phù hợp. Có chính sách thỏa đáng cho các cán bộ địa phơng, cán bộ ngời dân tộc thiểu số, cán bộ vùng sâu, vùng xa. Nếu là cán bộ miền xuôi lên công tác ở đây thì phải đợc đảm bảo một số quyền lợi sau khi hoàn thành nghĩa vụ muốn trở về địa phơng cũ của mình.

- Mặc dù một số cán bộ ngời dân tộc thiểu số có nhợc điểm là hay tự ti, ngại tham gia các hoạt động xã hội, không thích hoạt động ở những

chỗ đông, v.v... song, ở khu vực miền núi và dân tộc, về lâu dài phải do chính cán bộ ngời dân tộc thiểu số đảm đơng, vì vậy "phải chú trọng đào tạo, bồi dỡng, cất nhắc cán bộ miền núi và dân tộc. Cố nhiên cán bộ ngời Kinh phải giúp đỡ anh em, nhng phải làm sao cho cán bộ địa phơng tiến bộ, để anh em tự quản lý lấy công việc của địa phơng, chứ không phải bao biện làm thay" [72, tr. 611]. Đó là bài học có giá trị định hớng, là phơng pháp mà Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chúng ta trong vấn đề công tác cán bộ dân tộc và miền núi.

- Cần mở rộng các hình thức giáo dục và đào tạo ở miền núi với những hình thức tạo nguồn cán bộ trực tiếp cho miền núi phía Bắc nh mở rộng và phát triển trờng dân tộc nội trú, trờng bồi dỡng chính trị, chú trọng hình thức cử tuyển theo địa chỉ và bổ sung kiến thức qua hệ thống trờng dự bị đại học dân tộc, v.v... Trên thực tế, Đảng và Nhà nớc ta đã có chính sách phát triển lực lợng cán bộ ngời dân tộc và miền núi bằng những hình thức nêu trên và đã đạt đợc những kết quả tốt trong thời gian qua. Nhng cần phải có sự quản lý, tổ chức thực hiện nghiêm túc và tuyển chọn đối tợng đúng hơn, đồng thời phải bằng mọi hình thức nâng cao chất lợng ở hệ thống các trờng, các cơ sở đào tạo cho con em dân tộc, làm cho trình độ và chất lợng phải t- ơng đơng với các vùng khác. Nếu cần thiết có thể kéo dài thời gian đào tạo ở các cấp học để đạt bằng đợc chất lợng nh yêu cầu.

• Củng cố và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lợng nguồn nhân lực.

Giáo dục phổ thông gồm các bậc học từ tiểu học đến hết trung học phổ thông. Đây là giai đoạn trang bị cho học sinh một hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông, để học sinh có khả năng bớc vào học tập các chuyên ngành và các bậc học cao hơn. Nh vậy, ở giai đoạn này chất lợng giáo dục rất quan trọng đối với ngời lao động vì nó là những kiến thức nền tảng cho sau này. Hệ thống giáo dục phổ thông ở nớc ta nói chung, ở miền

núi phía Bắc nói riêng còn nhiều điểm cha cập với yêu cầu của thời đại, của sự phát triển về kinh tế - xã hội và tri thức hiện nay. Cần phải làm cho "giáo dục trở thành một động lực của tăng trởng kinh tế, phải từng bớc đổi mới, hoàn thiện mô hình giáo dục. Sự đổi mới đó phải đợc tiến hành đồng bộ ở các mặt: quy mô giáo dục, hình thức giáo dục, nội dung giáo dục, cách tổ chức và quản lý giáo dục" [46, tr. 189].

ở miền núi phía Bắc, trong điều kiện thông tin, liên lạc kém phát triển, kinh tế - xã hội còn nhiều lạc hậu, nếu cứ duy trì các hình thức, phơng pháp giáo dục nh ở thành thị và các vùng phát triển khác là điều không hợp lý. Theo chúng tôi, ở từng bậc học, về kiến thức phải có chuẩn chung là đúng, nhng thời gian, hình thức để chuyển tải lợng kiến thức đó đến với học sinh các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau là cha phù hợp. Do học sinh dân tộc và miền núi ít có điều kiện để tiếp xúc với các thành quả của khoa học - công nghệ, với sự vận động phát triển của xã hội hiện đại, nên những kiến thức trong sách vở mới chỉ nh một rừng lý thuyết trừu tợng. Trong khi đó, thời gian để các em học tập chỉ là một phần nhỏ trong ngày, còn lại các em ở lứa tuổi này phải tham gia các hoạt động sản xuất vật chất của gia đình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Điều đó làm cho hệ thống các kiến thức phổ thông càng khó có điều kiện đợc in sâu vào đầu óc của các em.

Đứng trớc những khó khăn về kinh tế - xã hội và với thái độ không mấy nhiệt tình hăng hái học tập của học sinh trong toàn vùng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, cùng với hệ thống giáo viên phổ thông cha đủ mạnh để giải quyết nhiệm vụ "vừa dạy, vừa dỗ", một số giáo viên do hoàn cảnh tác động nên cha tận tâm với nghề nghiệp, để giáo dục phổ thông ở miền núi phía Bắc phát triển mạnh hơn, đáp ứng đợc những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải có các giải pháp đồng bộ về mọi mặt của ngành giáo dục và đào tạo nh sau:

- Về hình thức và phơng pháp đào tạo: Phải tăng cờng trang bị hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành và thời gian thực hành, thực tế. Đó là phơng pháp có thể khắc phục những hạn chế về khả năng t duy trừu tợng của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức lý thuyết và khả năng ứng dụng hệ thống lý thuyết đó vào thực tế của cuộc sống. Với hình thức này, có thể ảnh hởng đến quỹ thời gian học tập nói chung, nhng có thể kéo dài thời gian học tập ở các cấp nếu thấy cha đạt chất lợng nh yêu cầu. Bằng mọi cách rèn cho học sinh phát triển t duy độc lập, diễn đạt chặt chẽ, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Mở rộng các trờng dân tộc nội trú, tạo điều kiện để cho các em đợc giao lu với bên ngoài, tham gia vào các hoạt động xã hội một cách độc lập tự giác, v.v...

- Về chơng trình: Phải đảm bảo các môn nằm trong khung chơng trình phổ thông chung với cả nớc, kết hợp lựa chọn một số môn học thuộc u thế, tiềm năng của vùng để đào tạo sâu hơn. Nếu nh những học sinh nào không có điều kiện để tiếp tục theo học nghề, hoặc tiếp tục học ở các bậc cao hơn thì đã có thể tham gia lao động sản xuất nông - lâm - nghiệp nhờ những hiểu biết đó. Trong trờng hợp cần thiết có thể hớng nghiệp, dạy nghề từ cuối trung học cơ sở và tăng thời lợng thực hành nghề cho học sinh từ cuối bậc học này.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên ở khu vực miền núi phía Bắc phải là những ngời có tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực và trình độ chuyên môn cao mới có thể đáp ứng đợc yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề là: nâng cao chất lợng giáo dục ở khu vực này ngang bằng với miền xuôi và thành thị. Muốn vậy, trớc hết phải đáp ứng đợc những nhu cầu về vật chất và tinh thần một cách thỏa đáng cho giáo viên miền núi và dân tộc. Vừa hạn chế đợc hiện tợng giáo viên khá, giỏi, có năng lực lại bằng mọi cách ra khỏi vùng sâu, vùng xa, vừa thu hút giáo viên có năng lực từ nơi khác về phục vụ miền núi và những vùng khó khăn. Đó cũng là tạo điều

kiện vật chất để giáo viên vùng sâu, vùng xa có khả năng để giao lu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Đồng thời phải có dự báo về nhu cầu giáo viên của từng vùng, mở rộng hình thức đào tạo theo địa

Một phần của tài liệu Luận án TS vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở miền núi phía bắc nước ta hiện nay (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w