ĐỒNG CHÍ A.Mục đích yêu cầu:

Một phần của tài liệu GIAO AN MOI (Trang 58 - 60)

- Hs nhắc lại các bước làm bài.

ĐỒNG CHÍ A.Mục đích yêu cầu:

A.Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

+ Nắm được nghệ thuật đặc sắc: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

+ Rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh thơ giàu cảm hứng hiện thực.

B.Phương pháp:

C.Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, phiếu học tập. D.Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định lớp: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (8’)

- Đọc thuộc lòng 10 câu thơ cuối đoạn trích “LVT gặp nạn”.Phân tích cuộc sống của ông Ngư.

3) Giới thiệu bài: (1’)

T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

HĐ1: - Gọi hs đọc chú thích về tg. Pv: Em biết gì về tg Chính Hữu? Pv: Tác phẩm ra đời hoàn cảnh nào? HĐ2: - Gv hướng dẫn cách đọc, Gv đọc mẫu. Phân tích bố cục. HĐ3:

Pv: Câu thơ nào thể hiện hoàn cảnh xuất thân của những người lính? Gv: Vì thế mà họ có mục đích, lí tưởng chung-> từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội CM và trở nên thân quen với nhau.

Pv: Ngoài hoàn cảnh xuất thân, những người lính có những điểm chung nào nữa?

Pv: Vai trò của câu thơ thứ 7 trong bài thơ?

I.Giới thiệu:

- Chính Hữu tên là Nguyễn Đình Đắc, sinh 1926, quê ở Hà Tĩnh.

- Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Viết về người lính và chiến tranh. - Tập thơ chính: “Đầu súng trăng treo”(1966)

2) Tác phẩm:

- Được viết năm 1948-sau chiến dịch Việt Bắc.

II.Đọc và tìm hiểu bố cục:

- 6 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí. - câu thơ thứ 7: khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. - 10 câu tiếp: những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

- 3 câu cuối: biểu tượng và người lính. III.Đọc và tìm hiểu bố cục:

1) Cơ sở của tình đồng chí: - Chung hoàn cảnh xuất thân: bắt nguồn từ sự tương đồng là những người nghèo khó: “nước mặm đồng chua”, “đất cày sỏi đá”.

- Chung nhiệm vụ: sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “súng bên súng...” - Chan hòa,, chia sẻ mọi gian khổ cũng như niềm vui-> kết thành mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt: “Đêm rét chung...”

-“ Đồng chí!” : câu thơ tạo nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai của bài thơ.

2) Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

- Gv chuyển mạch.

Pv: Em hiểu gì về 3 câu thơ tiếp theo? (Ruộng nương...)

Pv: Sự gian khổ cảu những người lính khi ra trận được tg diễn tả qua những câu thơ nào?

Pv: Nghệ thuật gì được tg sử dụng? Pv: Hình ảnh “miệng cười buốt giá, thương nhau tay nắm láy bàn tay” có ý nghĩa gì?

Pv: Ba câu cuối có ý nghĩa gì? Hình ảnh “đầu súng trăng treo” có ý nghĩa gì?

Gv giảng.

HĐ4: BT trắc nghiệm.

“ruộng nương...”

- Sự gian khổ, thiếu thốn của cuộc đời người lính (4 câu thơ).

- Cùng trải qua những cơn sốt hiểm nguy.

-> Sự gắn bó và đồng cảm giữa những người đồng chí.

- Nghệ thuật: xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau: Anh với tôi...

- “tay nắm lấy bàn tay”, “miệng cười buốt giá”

-> Niềm tin lạc quan tạo sức mạnh, tiếp thêm sức để những người lính vượt qua mọi gian khổ.

3) Biểu tượng đẹp về người chiến sĩ: - Cảnh rừng đêm giá rét. Nhưng sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt qua mọi khắc nghiệt của thời tiết, gian khổ, thiếu thốn.

- “Đầu súng trăng treo”: vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng: người bạn- vầng trăng (lãng mạn). * Ghi nhớ:

IV.Luyện tập:

4) Củng cố: (4’)

- Nội dung, nghệ thuật bài thơ. 5) Dặn dò: (1’)

- Học bài cũ, thuộc lòng bài thơ.

Một phần của tài liệu GIAO AN MOI (Trang 58 - 60)

w