Tiết 25:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
A. Mục đích yêu cầu: - Giúp hs hiểu được:
+ Ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ:
a) Tạo thêm từ ngữ mới.
b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. B.Phương pháp:
C.Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phiếu học tập. D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp:( 1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. 3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
HĐ1:
Pv: Hãy tìm những từ ngữ mới được cấu tạo trong thời gian gần đây?
Giải thích nghĩa của những từ đó?
Tìm những từ có cấu tạo theo mô hình X+ tặc?
Ví dụ: sơn tặc, đạo tặc,...
HĐ2:
Pv: Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau?
Pv: Những từ nào để chỉ những khái niệm sau a, b a ) AIDS b) Marketing Pv: Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
- Mượn từ tiếng nước ngoài. HĐ3:
Pv: Hãy tìm một số từ có mô hình X+
I. Nội dung ngữ mới:
Vd: Điện thoại di động; đt vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.
Vd: kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. - Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với chính sách ưu đãi. - Sở hữu trí tuệ: quyền tác giả.
Vd: lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng. Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép và dữ liệu trên máy tín của người khác.
* Ghi nhớ:( sgk)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: 1a) thanh minh, tiết, lễ, tảo, mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trình bạch, ngọc.
* Ghi nhớ: III.Luyện tập:
1) X+ trường: chiến trường, công trường, nông trường,...
X+ hóa: ôxi hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa,...
X+ điện tử: thư điện tử, thương mại điện tử, giáo án điện tử,...
Pv: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó?
Pv: Những từ ngữ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngưc Châu Âu?
2) Từ ngữ mới:
- Bàn tay vàng, cầu truyền hình. - Cơm bụi, công viên nước, thương hiệu,...
3) Mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Mượn của các ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, o tô, ra-đi-ô, ôxi, cà phê, ca nô. 4) Về nhà:
4) Củng cố: ( 3’) - Hs đọc ghi nhớ. 5) Dặn dò: (1’) - Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tiết 26:
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU A.Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs:
+ Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
+ Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.Từ đó thấy được “Truyện Kiều” là một kiệt tác của văn học dân tộc.
B.Phương pháp: C.Đồ dùng dạy học:
- Gv: phát vấn, hướng dẫn, khái quát, quan sát. - Hs: trình bày, thảo luận,...
D.Tiến trình lên lớp: 1) Ổn định lớp: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Hãy cho 2 từ ngữ mới và giải thích nghĩa của nó.
- Trong những từ sau đây, từ nào mượn từ tiếng Hán? Giải thích nghĩa giai nhân, xà phòng, cà phê, ô tô, đoan trang, bạc mệnh.
3) Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1:
Pv: Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du? - Hs trả lời.
Gvbs: mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc 12 tuổi-> tác động đến cuộc đời của Nguyễn Du.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa, đặc biệt là phong trào Tây Sơn. Sau đó thất bại-> tác động đến nhận thức, khiến ông hướng ngoài bút vào hiện thực.
Gv: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều đề cao tấm lòng của Nguyễn Du: “lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía,...” Gv: Là một thiên tài văn học, kiệt tác Truyện Kiều.
HĐ2:
Truyện Kiều có nguồn gốc từ tác phẩm nào?
- Hs trả lời.
I.Tác giả Nguyễn Du: 1) Cuộc đời:
- Xuất thân từ dòng dõi quý tộc. - Bản thân học giỏi nhưng gặp nhiều lận đận, ông từng làm quan với nhà Nguyễn, đi sứ TQ, có hiểu biết sâu rộng có vốn sống phong phú.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động, xã hội PK VN bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc. - Là ngươig giàu lòng nhân ái.
2) Sự nghiệp văn học:
- Về chữ Hán: 3 tập thơ: Thanh Hiên, thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (với tổng số 243 bài)
- Về chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.
II.Tác phẩm: 1)Xuất xứ:
- Truyện Kiều dựa vào cốt truyện “Kim vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân(TQ) .
- Nguyễn Du sáng taọ từ nghệ thuật tự sự-> kể chuyện bằng thơ, đến xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên.
- Gọi hs tóm tắt.
Pv: Em hãy trình bày giá trị nội dung của Truyện Kiều?
Pv: Em hiều gì về nội dung của các giá trị đó qua tác phẩm?
- Gv: Các đoạn trích Truyện Kiều trong sgk sẽ làm sáng tỏ những nội dung nhân đạo nói trên.
Pv: Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều được thể hiện qua những mặt nào?
Gv: Tả cảnh ngụ tình.
2) Tóm tắt: 3 phần. - Gặp gỡ và đính ước. - Gia biến lưu lạc. - Đoàn tụ.
3) Giá trị của tác phẩm: a) Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sâu sắc giá ttị hiện thực đương thời với bộ mặc tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đặc biệt là bi kịch về người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: thương cảm trước đau khổ của con người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, trân trọng, đề cao con người.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ Tiếng Việt trong Truyện Kiều hết sức giàu và đẹp (c/năng biểu đạt, biểu cảm, thẩm mỹ).
- Thể thơ: lục bát.
- Nghệ thuật tự sự, miêu tả thiên nhiên đa dạng, chân thực, sinh động, miêu tả nội tâm phong phú.
4) Củng cố: (4’)
- Hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện kiều. 5) Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ.