CHIẾC LƯỢC NGÀ

Một phần của tài liệu GIAO AN MOI (Trang 97 - 100)

- Hs nhắc lại các bước làm bài.

CHIẾC LƯỢC NGÀ

( Nguyễn Quang sáng) A.Mục đích yêu cầu:

- Giúp hs:

+ Cảm nhận được tình cha con sâu nặng hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

+ Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, xây dựng tình huống bất ngờ.

+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật B.Phương pháp:

C.Đồ dùng dạy học: tranh ảnh. D.Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định lớp: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (8’)

- Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? 3) Giới thiệu bài: (1’)

HĐ1:

- Gọi hs đọc chú thích. Pv: Trình bày về tác giả?

Pv: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

I.Giới thiệu : 1) Tác giả:

- NQS sinh 1932, quê ở tỉnh An Giang. - Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.

2) Tác phẩm:

- " Chiếc lược ngà” được trích từ tp cùng tên (1966)- tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ác liệt.

HĐ2:

- Gv hướng dẫn đọc và tóm tắt tp. HĐ3:

Pv: Nêu tình huống truyện.

Pv: Hãy tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy bé Thu không nhận ra ông Sáu là cha?

Pv: Bé Thu phản ứng ntn khi nghe ông Sáu gọi con?

Pv: Phân tích diễn biến tâm lí của bé Thu? (Khi biết cha thì bé Thu có thái độ ntn?) Pv: Phản ứng của bé Thu ntn khi bị đánh? Pv: Sự ngang bướng của bé Thu có đánh trách không?

Pv: Buổi sáng cuối cùng, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, thái độ, hành động, tình cảm của bé Thu thay đổi ntn? Thể hiện ở chi tiết về điều gì?

Pv:Qua đó, em có nhận xét gì về tính cách nhân vật bé Thu trong tp?

Pv: Những chi tiết nào thể hiện tình cảm của ông Sáu đối với con? Cử chỉ: nhìn con, lắc đầu, cười?

Pv: Khi ở chiến trường, ông Sáu có biểu hiện tình cảm gì với đứa con?

Pv: Em có nhân xét gì về tình cảm của ông Sáu đối với con?

Pv: Truyện còn cho em hiểu thêm về điều gì?

II.Đọc và tóm tắt truyện: - Đoạn trích là phần giữa. III.Phân tích:

1) Thái độ và hành động của bé Thu: a) Trước khi nhận ra cha:

- Cha về thăm nhà-> vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.

- Bé Thu: ngờ vực, lạnh nhạt: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu.

+ gọi trống không. Không chịu gọi cha, từ chối sự giúp đỡ.

+ Bị ông Sáu đánh-> bỏ về nhà ngoại. -> Sự ngang bướng của bé Thu không đánh trách. Phản ứng tâm lí hòan toàn tự nhiên; thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thật của em.

b) Khi nhận ra người cha:

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu lên đường.

- Bé Thu đột ngột thay đổi: gọi “ba”, nó vừa kêu lên, vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, hôn ba nó cùng khắp.

-> Hối hận: + tình cảm mạnh mẽ, hối hả, dứt khoác, rành ròi, có cá tính hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con.

-> Tg rất am hiểu tâm lí trẻ em và yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ.

2)Tình cảm sâu nặng của ông Sáu:

* Trong về thăm nhà: háo hứt, khao khát, vui sướng,... khi gặp con, muốn ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn bên con-> buồn bã, thất vọng nhưng sẵn lòng tha thứ cho con.

* Khi ở chiến trường:

+ Ân hận vì đã đán con, nhớ thương con-> dồn hết...làm chiếc lược ngà. “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ, cố công như người thợ bạc”, có khắc hàng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

-> Vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu, nó chứa đựng tình yêu thương mong nhớ. + Hi sinh khi chưa kịp trao chiếc lược ngà cho con.

Pv: Hãy tìm những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?

Pv: Theo em, chiếc lược ngà sẽ được bé Thu nâng niu, yêu mến ntn?

HĐ4:

Gv hướng dẫn hs làm luyện tập theo yêu cầu? ( Hs thảo luận).

thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra.

* Nghệ thuật: trần thuật của truyện: - Cốt truyện: có yếu tố bất ngờ.

- Nhân vật kể chuyện thích hợp, khách quan (người bạn của ông Sáu).

- Kể xen vào bình luận, suy nghĩ của yếu tố miêu tả tâm lí nhan vật.

IV.Luyện tập: 1) Ghi nhớ.

2) Chọn chi tiết gây ấn tượng sâu sắc nhất. 3) Chuyển vai ông Sáu để kể lại cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa hai cha con.

4) Củng cố: (4’)

- Trình bày nội dung, nghệ thuật của truyện. 5) Dặn dò: (1’)

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt.

TIẾT 73:

Một phần của tài liệu GIAO AN MOI (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w