Tiết 27:
CHỊ EM THÚY KIỀU
( trích “TK”- Nguyễn Du) A.Mục đích yêu cầu:
+ Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
+ Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều: trân trọng, ca gợi vẻ đẹp của con người.
+ Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. B.Phương pháp:
- Gv: hướng dẫn, phát vấn, phân tích. - Hs: thảo luận, so sánh.
C.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, phiếu học tập. D.Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (8’)
- Kể tóm tắt tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
3) Giới thiệu bài: (1’)
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
HĐ1:
- Gv hướng dẫn đọc. HĐ2:
Pv: Vị trí của đoạn trích nằm ở phần nào trong truyện.
Gvbs: Đoạn trích giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Sau bốn câu thơ nói về gia đình họ Vương (bậc trung lưu, con trai út là Vương Quan), tg dành tới 24 câu để nói về Thúy Kiều, Thúy Vân.
Pv: Đoạn trích được chia làm mấy phần?
- 4 phần.
HĐ3:
Pv: Tg giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều ntn?
Gv: Chỉ bằng một câu thơ mà khái quát được vẻ đẹp riêng của mỗi người: “Mỗi người một vẻ,...)
Pv: TG đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả?
I.Đọc và tìm hiểu chú thích: II.Vị trí và kết cấu đoạn trích: 1) Vị trí đoạn trích:
- Nằm ở phần mở đầu của “truyện Kiều”.
2)Kết cấu đoạn trích:
- 4 câu đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều .
- 4 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân. - 12 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều.
4 câu cuối: nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
III.Tìm hiểu đoạn trích:
1) Giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều:
- Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của nguời thiếu nữ: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” “Mười phân vẹn mười”->vẻ đẹp chung.
“Mỗi người một vẻ”-> vẻ đẹp riêng. -> Bút phát ướt lệ, gọi tả.
Pv: vẻ đẹp của Thúy Vân được tg miêu tả ntn?
Pv: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật?
Gv: Từ ngữ làm nổi bậc vẻ đẹp riêng của đối tượng miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang”, ‘đoan trang”,...
Pv: Cách miêu tả vẻ đẹp T.Vân dự báo trước điều gì?
Pv: Vẻ dẹp của T.Kiều được miêu tả ntn?
Nghệ thuật: nói quá.
Pv: Vẻ đẹp của T.Kiều dự báo truớc điều gì?
Gv: “làn thu thủy”: làng nước mùa thu dợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
“nét xuân sơn”- nét núi mùa xuân-> đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
HĐ4:
Gv hướng dẫn hs làm phần luyện tập theo yêu cầu.
2) Vẻ đẹp Thúy Vân:
-“trang trọng”: vẻ đẹp cao sang, quý phái
Vẻ đẹp trang trọng được so sánh với thiên nhiên: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
- Nghệ thuật ước lệ, thủ phát liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói, so sánh ẩn dụ. -> Vẻ đẹp của Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh,
“mây thua”, “tuyết nhường”-> cuộc đời bình lặng.
3) Vẻ đẹp Thúy Kiều:
- “Sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn-> tả sắc.
- Tài năng: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ).
- Tâm hồn: cung đàn “bạc mệnh” ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm
-> Sắc, tài, tình “nghiêng nước nghiêng thành”-> tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp Thúy Kiều khiến tạo hóa phải ghen, phải hờn-> số phận éo le, đau khổ.
- Nghệ thuật ước lệ “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”.
IV.Luyện tập:
Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: - Đề cao những giá trị con người?: nhân phẩm, tài năng.
- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người.
4) Củng cố: (4’)
- Hs đọc phần đọc thêm và so sánh. 5) Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, thuộc lòng đoạn trích.