Tiết:113 VĂN BẢN: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 86 - 89)

C V Phụ ngữ

Tiết:113 VĂN BẢN: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Ngày soạn: (Hà Ánh Minh)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: Thấy được cảnh đẹp của một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.

- Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng, bút kí, giới thiệu nét sinh hoạt văn hóa ở một vùng đất nước - Thái độ: Giáo dục HS tính yêu quê hương, đất nước.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, tranh sông Hương, thuyền rồng - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài cũ:

- Cho biết sự tương phản đối lập giữa tính cách của 2 nhân vật Va-Ren và Phan Bội Châu? - Cho biết ý nghĩa của các chi tiết đoạn kết và lời tái bút của truyện “Những trò lố ……”

D-Bài mới :

• Vào bài: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp như: sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ. Với các di tích lịch sử như cửa Ngọ Môn, Kì Đài, cung điện trong Đại Nội và các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Cố Đô Huế còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca, nhạc cung đình. Bài học hôm nay sẽ giúp ta biết thêm về vẻ đẹp của xứ Huế qua 1 đêm ca Huế trên sông Hương.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích: - Đọc

- Tìm hiểu chú thích */SGK/ 102 II/ Tìm hiểu văn bản:

1) Đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế

- Nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử * Hoạt động 1: + GV đọc mẫu văn bản + Gọi 2 em đọc  nhận xét. - Em hiểu gì về ca Huế * Hoạt động 2:

- Trước khi học bài này em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?

- Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên các dụng cụ

- HS đọc - Trả lời

- Ýù kiến cá nhân - Thảo luận tổ 

- Nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca, âm nhạc cung đình Một sản phẩm tinh thần đáng quí. 2) Các làn điệu ca Huế và dụng cụ âm nhạc a- Làn điệu dân ca Huế

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã - Hò giã gạo, ru em … náo nức nồng hậu tình người

- Hò lơ, hò ô, xay lúa … thể hiện nỗi khao khát, hoài vọng thiết tha.

- Nam ai, nam bình, quả phụ … buồn man mác …

- Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn - Lí con sáo, lí Hoài Xuân, Hoài Nam b- Tên dụng cụ âm nhạc:

Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh gõ nhịp

3) Nét độc đáo của ca Huế:

- Cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công ăn mặc đẹp, chơi đàn với tài nghệ điêu luyện “Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”

4) Sự hình thành của ca Huế:

- Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc nên vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi

- Nghe ca Huế là một thú tao nhã vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng.

âm nhạc được nhắc tới trong bài văn để thấy được sự đa dạng, phong phú của hình thái ca Huế trên sông Hương.

- Nêu các đặc điểm nổi bật của các làn điệu ca Huế ấy?

- Hãy tìm câu văn miêu tả tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ trong bài văn?

- Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo?

- Ca Huế được hình thành từ đâu?

- Em hiểu thế nào là ca nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc?

- Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

- Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã?

cử đại diện trình bày

- Ý kiến cá nhân

- Ýù kiến cá nhân

III/ Tổng kết:

- Học ghi nhớ/SGK/104 IV/ Luyện tập:

- Sưu tầm các làn điệu dân ca ở địa phương em

- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản - Ýù kiến cá nhân

E-Hướng dẫn tự học:

1) Bài vừa học:

- Nắm nội dung và nghệ thuật của bài.

- Tìm hiểu các làn điệu dân ca của địa phương 2) Bài sắp học: Liệt kê

- Tìm hiểu: + Thế nào là phép liệt kê + Các kiểu liệt kê

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w