Tiết: 93 VĂN BẢN: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 48 - 51)

Ngày soạn: (Phạm Văn Đồng)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói, bài viết.

+ Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

- Kĩ năng: Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.

- Thái độ: Giáo dục HS biết học hỏi, tự hào về Bác Hồ, vị cha già của dân tộc, đặc biệt là đức tính giản dị của Người.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài cũ:

- Để chứng minh cho sự giàu đẹp của Tiếng Việt tác giả Đặng Thai Mai đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? - Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

D-Bài mới :

• Vào bài: Qua bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước tấm lòng mênh mông rộng lớn của Bác đối với bộ đội, dân công. Không chỉ vậy Bác còn là Người có phẩm chất cao đẹp là lối sống giản dị-Phẩm chất đó của Bác đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ghi lại qua một đoạn văn xuôi rất đặc sắc mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích: - Đọc: rõ ràng, mạch lạc - Chú thích */SGK/54

II/ Tìm hiểu văn bản:

* Hoạt động 1:

- GV cho HS tìm hiểu phần chú thích *: Nêu một vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản?

- GV nêu cách đọc  GV đọc mẫu 1 đoạn  Gọi 3 em đọc

Nhận xét - Cho HS giải thích một số từ khó. * Hoạt động 2: - HS đọc chú thich - HS đọc văn bản - Trình bày ý kiến

1) Luận điểm chính: Đức tính vô cùng giản dị của Bác Hồ.

- Chứng minh trên các phương diện: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong bài viết.

2) Bố cục của bài văn:

a- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời CM và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ b- Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

3) Nghệ thuật chứng minh của tác giả:

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể.

- Xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh : Bữa ăn, căn nhà, lối sống.

- Đưa ra các chứng cứ làm rõ luận điểm trên.

 Chứng cứ giàu sức thuyết phục vì nó toàn diện, phong phú, cụ thể …

4) Bình luận của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ :

- Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ …

- Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.

- Đó thực sự là một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.

III/ Tổng kết:

- Học ghi nhớ/SGK/55

- Bài văn dùng phương thức biểu đạt chính nào? - Hãy nêu luận điểm chính của bài? (ở đoạn mở đầu)

- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác.

* Hoạt động 3:

- Hãy tìm hiểu (hệ thống) trình tự lập luận của tác giả trong bài và trên cơ sở đó nêu bố cục của bài văn ?

* Hoạt động 4:

+ Đọc đoạn văn từ “con người của Bác … Nhất, Định, Tháng, Lợi”

- Hãy nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn này?

- Nêu cụ thể các dẫn chứng được nêu ra để làm rõ luận điểm. - Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

* Hoạt động 5:

+ Đọc đoạn văn”Bác Hồ sống một đời … giá trị tinh thần cao đẹp ..”

- Trong đoạn văn này tác giả dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ ? - Hãy tìm ra những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận trong đoạn văn?

- Vì sao tác giả lại nói đó là cuộc sống thực sự văn minh?

* Hoạt động 6:

- Theo em giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài văn

cá nhân - HS thảo luận nhóm nhỏtrình bày - Thảo luận tổ  cử đại diện trình bày - HS trình bày ý kiến cá nhân - HS trình bày ý kiến cá nhân

IV/ Luyện tập: - Bài 2/56 này là gì? + Gọi HS đọc ghi nhớ. * Hoạt động 7:

- Qua bài văn em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

- HS đọc - HS trình bày

E-Hướng dẫn tự học:

1) Bài vừa học:

- Thuộc ghi nhớ, nắm được luận điểm, bố cục và cách lập luận trong bài. - Làm bài tập 1/55

2) Bài sắp học: Chuẩn bị bài: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” - Mục đích của việc chuyển đổi câu.

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w