Tiết: 97 VĂN BẢN: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 54 - 57)

Ngày soạn: (Hoài Thanh)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

+ Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

- Kĩ năng: Phân tích bố cục, dẫn chứng và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản - Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng văn chương.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, chân dung Hoài Thanh - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài cũ:

- Để làm rã đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã nêu các chứng cứ về những phương diện nào? Tìm dẫn chứng minh họa?

D-Bài mới :

• Vào bài: Từ xưa đến nay văn chương được xem là một môn nghệ thuật, là một trong những hoạt động tinh thần rất lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng văn chương có ý nghĩa và công dụng như thế nào có lẽ chưa ai hiểu được thấu đáo. Nhà văn Hoài Thanh qua bài viết: Ý nghĩa văn chương đã giúp ta hiểu rõ điều đó.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:

1) Đọc: giọng chậm, rõ ràng, sâu lắng 2) Tác giả , tác phẩm : SGK (*)/61

* Hoạt động 1:

+ Gọi HS đọc chú thích */SGK/61

- Nêu một vài nét về tác giả Hoài Thanh và các sáng tác của ông?  GV bổ sung thêm.

+ GV hướng dẫn cách đọc bài văn + Gọi 2 em đọc  nhận xét. + Gọi HS đọc các chú thích 4, 5, 8, 9, 11 - HS đọc - Trình bày ý kiến cá nhân - Đọc

II/ Tìm hiểu văn bản :

1) Nguồn gốc của văn chương

- Là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

- Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

2) Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương phản ánh cuộc sống  Cuộc sống muôn hình vạn trạng (rất phong phú)

- Văn chương dựng lên những hình ảnh, những ý tưởng mà hiện tại chưa có  Con người phấn đấu biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai 3) Công dụng của văn chương

- Giúp người đọc có tình cảm, lòng vị tha. - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

- Biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên III/ Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/63 IV/ Luyện tập: - HS trình bày * Hoạt động 2:

+ Gọi HS đọc lại 2 đoạn đầu.

- Theo nhà văn Hoài Thanh thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

- Quan niệm như thế là đúng đắn chưa? - Theo em, còn có quan niệm nào khác? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hoạt động 3:

+ Đọc đoạn “Văn chương sẽ là … vào thực tế”

• Tác giả Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”

- Theo em nội dung lời văn của Hoài Thanh có mấy ý chính? - Hãy giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó?

* Hoạt động 4:

+ Đọc đoạn “Vậy thì … đến bực nào”

- Theo nhà văn Hoài Thanh thì văn chương có công dụng gì? - Hãy giải thích câu nói đó và tìm dẫn chứng minh họa?

* Hoạt động 5:

- Theo em văn bản : Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào?

- Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? (Chọn ý đúng  Trả lời) + Gọi HS đọc ghi nhớ /63 * Hoạt động 6: + Đọc bài tập - Gọi HS trả lời - HS đọc - Trả lời (chỉ định) - Ý kiến (trao đổi cùng bạn) - Đọc - Ý kiến cá nhân - Thảo luận nhóm - Đọc - Thảo luận nhóm nhỏ  Trình bày - Chọn và trả lời cá nhân E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:

- Nắm vững ý nghĩa và công dụng của văn chương

- Tìm thêm dẫn chứng để chứng minh công dụng và ý nghĩa của văn chương 2) Bài sắp học: Tiết sau làm kiểm tra văn.

- Ôn tập các văn bản nghị luận đã học

- Nắm vững khái niệm, ý nghĩa của các câu tục ngữ đã học

Một phần của tài liệu Bài soạn Ngữ văn 7 HKII (Trang 54 - 57)