Hướng dẫn đọc thêm:

Một phần của tài liệu THIẾT KỂ BÀI GIẢNG VĂN 10 (Trang 103 - 105)

1. Bài 1: Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô sống được 10 năm mới về lên Ê-đô sống được 10 năm mới về thăm lại. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê- đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mãnh đất nơi mình ở.

2. Bài 2: Hai mươi năm sau, quay về kinh đô nghe tiếng đỗ quyên hót về kinh đô nghe tiếng đỗ quyên hót mà nhớ kinh đô năm nào. Kinh đô ngày xưa – nơi ấy kỷ niệm - Tiếng chim hay tiếng người.

Đấy là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui, mơ hồ về một thời xa xăm.

3. Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng.

4. Bài 4: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ ra con không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ

HĐ5 (5 phút)

Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài 5, 6

- GV đọc bài thơ, nêu cách hiểu.

- Qua bài văn hãy tìm ra vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

HĐ6 (5 phút)

Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài 7, 8.

Khát vọng sống đi tiếp

- HS đọc bài thơ, tìm hiểu phần chú thích để hiểu nội dung bài thơ.

- HS tiếp tục trao đổi, tìm ra cách trả lời.

HS trao đổi giải thích

trong rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn đến tê tái.Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà “não nề” cả gan ruột, không còn nỗi buồn mà còn là nỗi đau nhân thế. Tiếng trẻ “than khóc” vì bị bỏ rơi không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng đã, không nuôi nổi. Nỗi buồn ấy gửi vào gió mùa thu tái tê. Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi đau đời, càng đau hơn vì “đau

đời có cứu đuợc đời đâu”.

5. Bài 5: Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng (ướt mất), một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Chú khỉ con ấy là một sinh mạng, một con người, một kiếp người và là con người chung trong cuộc đời. Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói, khỏi rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.

6. Bài 6: Ở bài 6 chúng ta bắt gặp cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ Bi-wa. Hoa đào lả tả là hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Dây là thời kì chuyển giao mùa. Đến bài 7 ta bắt gặp tiếng “ve ngân”, đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hoà cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Hình ảnh thơ rất đẹp: Hoa đào, hồ Bi-wa và tiếng ve ngân không chỉ lan toả trong không gian mà còn thấm sâu vào đá. Câu thơ đằm trong cảm nhận sâu sắc, thắm trong cái tình của con người với thiên nhiên, tạo vật.

7. Bài 7: Bản chất Ba-sô rất thích đi lãng du (đi nhiều nơi trên đất nước) đi lãng du (đi nhiều nơi trên đất nước) ông nằm bệnh. Con người đã đến lúc này còn có khát vọng gì nữa, gần đất xa trời rồi, không! Ba-sô vẫn có khát vọng sống để đi tiếp cuộc du hành.

những cuộc du hành của Ba-sô được thể hiện ntn trong bài 8? HĐ7 (7 phút) GV tổng kết, dặn dò, chuẩn bị chương trình HK II Khát vọng sống không chỉ để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước. Lạc quan biết bao.

8. Bài 8 : Bài thơ từ thế của ông, nhưng tâm hồn vẫn lang thang, phiêu nhưng tâm hồn vẫn lang thang, phiêu bồng, lãng du.

Một phần của tài liệu THIẾT KỂ BÀI GIẢNG VĂN 10 (Trang 103 - 105)