Rama khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình với sự giúp đỡ của

Một phần của tài liệu THIẾT KỂ BÀI GIẢNG VĂN 10 (Trang 34 - 36)

tài nghệ của mình với sự giúp đỡ của các người bạn.

- Rama đã thể hiện rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh cộng đồng.

- Sau khi giải quyết xong xung đột lớn của cộng đồng, Rama tự giải quyết xung đột cá nhân, cơn ghen nghi ngờ đức hạnh của Xita đã ám ảnh trong lòng Rama – “Thấy người đẹp… con

người cá nhân”

- Gọi Xita bằng những lời lẽ không bình thường “Hởi phu nhân cao quý” ngôn ngữ ấy thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng kênh kiệu. Tâm trạng của Rama cũng được miêu tả theo diễn biến mâu thuẫn giữa danh dự, giòng họ và tình yêu.

- Rama sinh trưởng trong một gia đình quý tộc đã dám hy sinh tình yêu vì bổn phận người anh hùng. Rama ruồng rẩy Xita trước hết vì danh dự dòng họ, sau cùng vì ghen tuông. Chàng yêu hết mình nhưng cũng ghen tuông cực độ, có lúc oai phong, lẫm liệt nhưng cũng có lúc tầm thường, nhỏ nhen, có lúc cương quyết, rắn roi nhưng cũng có lúc mềm yếu luôn luôn tương phản trong tính cách của Rama.

- Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn hoả thiêu không nói một lời. Chàng tỏ thái độ kiên quyết, dám hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự . Hãy nhìn vào cử chỉ, dáng điệu của chàng:”Rama vẫn ngồi, mắt dán

xuống đất lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”.

- Đoạn trích đẩy nhân vật Rama vào tình uống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu. Rama đã chọn danh dự. Tuy cách lựa chọn ấy chưa thấu tình đạt lý nhưng đã phần nào bộc lộ được phẩm chất cao quý của người anh hùng, của một đức vua mẫu mực.

Xita;

- GV đặt vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận về câu hỏi - Trước lời lẽ buộc tội của Rama, Xita thể hiện thái độ và tâm tạng ntn? (chú ý nét mặt, lời lẽ, hành vi)

Xita nói những gì? (HS đọc đoạn từ “cớ sao chàng dùng lời lẽ gay gắt… hoàn toàn vô ích”.

- Trong hoàn cảnh của nàng lúc này, Xita đã chọn cách giải quyết ntn?

- HS đọc SGK, trao đổi thảo luận tham gia ý kiến.

- HS thảo luận theo nhóm (có thể nhiều ý kiến khác nhau)

- HS tiếp tục trao đổi, phát biểu

- “Khiêm nhường đứng trước Rama” bộc lộ niềm vui và hạnh phúc của Xita sau khi được Rama cứu khỏi vòng tay của quỷ dữ. Sự tức giận và thái độ, lời lẽ của Rama đã làm cho Xita thấy ngạc nhiên đến sửng sờ “Giannaki mở tròn đôi mắt đôi mắt

đẫm lệ” và “đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”. Mỗi lời nói của Rama xuyên vào

trái tim nàng như một mũi tên “Nước

mắt nàng đổ ra như suối”. Giọng nói

“nghẹn ngào nức nở”

- Xita nói với Rama bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của nàng.

- Ta nhận ra sự diễn biến trong tâm trạng của nàng Xita: “Từ mừng rỡ đến

ngạc niên, từ tin yêu đến thất vọng, từ bối rối đến điềm tĩnh, từ đau khổ đến tuyệt vọng. Xita quả không phải là người phụ nữ tầm thường”.

- Bình tĩnh trước ngọn lửa với lời cầu nguyện.

Thể hiện tính chất bi hùng của sử thi tràn đầy tính nhân văn.

HĐ6: (5 phút) Hướng dẫn HS tổng kết và ghi nhớ - Dặn dò, chuẩn bị bài mới.

- HS tiếp tục thảo luận để tổng kết bài học.

* Tổngkết:

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tuyệt đẹp, ca ngợi những con người trong sạch và nồng cháy yêu đương;

- Giáo dục tinh thần cao thượng: Mọi bộ phận, mọi quan hệ được miêu tả hết sức đẹp đẽ, mẫu mực → xứng đáng là quyển sách giáo khoa vĩ đại của nhân dân Ấn Độ và phần lớn nhân loại “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ramayana vẫn còn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi vòng tội lỗi”.

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Nhận biêt thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự;

- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản;

- Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, gi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong cuộc sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.

B. Phương thức dạy học:

1. Phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết kế dạy học.

2. Phương pháp: Nêu vấn đề, luyện tập, tạo lập văn bản … C. Tiến trình bài day: C. Tiến trình bài day:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy trình bày cách lập dàn ý trong văn tự sự;

- Ấn tượng nhất của em sau khi học xong đoạn trích Uy-lit-xơ trở về là ở chi tiết nào, vì sao?

2. Giới thiệu bài mới:

Có người băn khoăn vì sao kết thúc “Tấm Cám” tác giả dân gian lại cho Tấm giết Cám, lấy đầu lâu làm mắm gởi cho mụ dì ghẻ. Điều băn khoăn cũng đúng. Nhưng đó là quan niệm ác giả ác báo của ông bà ta. Chọn chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự vô cùng quan trọng, Để thấy được, chúng ta tìm hiểu bài, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

HOẠT ĐỘNG CỦA GV (1)

HOẠT ĐỘNG CỦA HS (2)

NỘI DUNG BÀI HỌC (3) HĐ1: (10 phút)

Hướng dẫn HS hình thành khái niệm tự sự, sự việc, chi tiết, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

Gọi HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

- Thế nào là tự sự?

- Thế nào là sự việc?

- Thế nào là sự việc tiêu biểu?

- GV định hướng. - Chi tiết là gì?

- HS làm việc với SGK, phát biểu trao đổi.

- Đọc phần giải thích

- Trao đổi những vấn đề được nêu ra ở SGK

I. Khái niệm:

Một phần của tài liệu THIẾT KỂ BÀI GIẢNG VĂN 10 (Trang 34 - 36)