1. Tác giả:
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù Ủng, Đường Hào, Hưng Yên.
- Xuất thân từ tầng lớp bình dân; - Là người văn võ song toàn;
- Ông là người tham gia 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược.
3. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu khái quát bài thơ
* Đọc:
* Tìm hiểu khái quát bài thơ: - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật;
- Ý nghĩa nhan đề: “Tỏ lòng” dịch từ thuật hoài nghĩa là bày tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng của một vị tướng đời Trần.
* Chủ đề: Bài thơ thể hiện chí khí lớn lao, niềm khao khát lập công danh, trả nợ anh hùng của kẻ làm trai.
II. Đọc văn:
1. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại đại
- Hai câu thơ đầu:
Câu 1: “Hoành sóc…kháp kỷ thu” + Hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo, diễn tả tư thế hiên ngang, hành động sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước.
+ Kháp kỷ thu: thời gian không phải là chốc lát mà đã mấy năm rồi.
→ Thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ.
Câu 2: “Tam quân…khí thôn ngưu” + Tam quân – hình ảnh ba quân, hình ảnh về quân đội, hình ảnh tượng
Em hiểu thế nào là công danh mà Phạm Ngũ Lão nói tới? nỗi thẹn trong bài thơ là nỗi thẹn gì?
HĐ3 (3 phút)
GV tổng kết, dặn dò chuẩn bị bài mới - Cảnh ngày hè.
→ hậu quân. trưng cho sức mạnh
+ Khí thôn ngưu: khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu
→ Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh, hình ảnh tượng trưng đã tạo nên ấn tượng mạnh về khí thế và sức mạnh của quân dân thời Trần (Hào khí Đông A).
2. Nỗi lòng của tác giả:
- Hai câu cuối: “Nam nhi… Tu thính…thuyết Vũ Hầu”
+ Công danh: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
+ Quan niệm công danh của Phạm Ngũ Lão là lý tưởng sống cao đẹp của trang nam nhi thời phong kiến. Đây cũng là cái chí làm trai của những trang nam nhi thời Trần. Sống ở đời phải trả món nợ công danh, phải hy sinh vì nghiệp lớn.
+ Tu (thẹn) → thể hiện cái tâm, thẹn thể hiện một nhân cách lớn bởi chưa có tài mưu lược như Gia Cát Lượng đời Hán. Đây là nỗi thẹn của một con người có nhân cách lớn, có hoài bão cao đẹp.
⇒ Cả hai câu thơ bộc lộ cái chí, cái tâm của người anh hùng.
3. Tổng kết:
- Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần với những khát vọng lớn lao;
- Một thời đại với những chiến thắng lẫy lừng;
- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao và kỳ vĩ.
Tiết 38 - Đọc văn
CẢNH NGÀY HÈ(Bảo kính cảnh giới – bài 43) (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Nguyễn Trãi
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước;
- Có kỹ năng phân tích một bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, chú ý những câu thơ sáu chữ dồn nén cảm xúc, cách ngắt nhịp ¾ trong câu thơ 7 chữ có tác dụng nhấn mạnh;
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của người dân.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo...
C. Tiến trình bài day: 1. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu ý nghĩa khái quát sau khi học xong bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão.
2. Giới thiệu bài mới:
Một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, trong hoàn cảnh nào cũng canh cánh bên lòng nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3) HĐ1: (7 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
Phần tiểu dẫn ở SGK trình bày những nội dung gì?
- Tác giả?
- Hãy nói đôi điều về “Quốc âm thi tập” và bài thơ “Cảnh ngày hè”?
- GV hướng dẫn phần chú thích, giải thích các từ khó.
- Gọi một HS đọc thể hiện tâm trạng thanh thản, tự nhiên, vui vẻ đầy sảng khoái.
- Em hiểu bài thơ “Cảnh ngày hè”thuộc thể loại gì?
- Kết cấu?
HĐ2: (15 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ:
GV yêu cầu HS thảo luận nên phân tích bài thơ theo hướng nào
GV hướng dẫn HS phân tích theo hướng hợp lý nhất.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp bức tranh thiên
- HS đọc tiểu dẫn ở SGK
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
Quốc âm thi tập gồm có 254 bài, chia thành 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây cỏ), Môn cầm thú (thú vật), được sắp xếp theo các mục: - Ngôn chí (21 bài), - Mạn thuật (14 bài), - Tự thán (41 bài), - Tự thuật (11 bài), - Bảo kính cảnh giới (61 bài). - HS đọc bài thơ - HS trao đổi và trả lời.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm để trình bày ý kiến.
- HS đọc SGK, trao đổi thảo luận tham gia ý kiến.
- Cảnh thiên nhiên ngày hè được nhà thơ miêu tả bằng những hình ảnh, chi tiết nào?
- Thi nhân đã đón nhận
I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: 1. Tác giả:
Nguyễn Trãi (1380-1442), là người mở đầu cho nền thơ cổ điển viết bằng tiếng Việt.
- Là một bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài trong lịch sử Viêt Nam thời phong kiến;
- Một con người chịu những oan khiên thảm khốc do xã hội phong kiến gây nên.
2. Quốc âm thi tập và bài thơ “Cảnh ngày hè”:
- Tập thơ viết bằng chữ Nôm gồm 254 bài;
- “Cảnh ngày hè” là bài thơ thứ 43 trong tập “Bảo kính cảnh giới” có nghĩa là Gương báu răn mình.
3. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu khái quát bài thơ
* Đọc:
* Tìm hiểu khái quát bài thơ: - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật chuyển đổi thành lục ngôn 2 câu 1, 8;
- Kết cấu: Không theo hình thức bố cục thông thường và theo mạch cảm xúc:
- Bức tranh thiên nhiên; - Bức tranh tâm trạng.
II. Đọc văn:
1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: cuộc sống:
- Hình ảnh thiên nhiên:
+ Hoè lục đùn đùn tán rợp giương,
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương“
* Sự vật: hoè, thạch, lựu, hồng liên; * Màu sắc: lục, đỏ, hồng;
nhiên. - Âm thanh? - Màu sắc; - Đường nét? - Con người và cảnh vật? - Hình ảnh đặc trưng của ngày hè? - Cách ngắt nhịp ¾? - Từ ngữ được sử dụng? HĐ3 (15 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống;
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
cảnh vật với nhiều giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
- Tác giả biết hoà màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật của cái đẹp.
HS phát hiện những chi tiết nghệ thuật và trình bày những ý kiến của mình về bút pháp tả độc đáo của tác giả.
HS tiếp tục trao đổi, thảo luận theo các nội dung GV đặt ra.
Tìm hiểu ý nghĩa câu 1
Tình cảm của nhà thơ Nguyễn Trãi đối với dân, với nước – HS chú ý phân tích.
rợp, phun, tiễn.
→ Với sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc và sử dụng hàng loạt động từ mạnh, nhà thơ đã tạo nên bức tranh sống động, miêu tả sự sống đang trỗi dậy, dẫu thời gian cảnh vật đang ở lúc cuối ngày. Có một cái gì đó thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được.
- Hình ảnh về cuộc sống “Lao xao chợ cá…
… lầu tịch dương”
Hình thức đảo trật tự trong 2 câu thơ thể hiện ấn tượng về một cuộc sống sống động, rộn rã, vừa có hình, vừa có hồn.
⇒ Toàn bộ bức tranh mùa hè được miêu tả đầy đủ và trọn vẹn - một bức tranh vô cùng sinh động, hình ảnh của một cuộc sống thanh bình, dồi dào no ấm;
Về nghệ thuật, tác giả đã dùng bút pháp tả để tả cảnh ngày hè với hình ảnh đặc trưng,
Cách ngắt nhịp ¾ kết hợp với động từ mạnh tập trung sự chú ý cua người đoc, làm nổi bật cảnh vật ngày hè.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
* Tâm hồn yêu thiên nhiên, tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống;
Ở câu 1, gợi thời gian rãnh rổi, tâm hồn thư thái, thanh thản. (vốn tâm không nhàn mà thân cũng không nhàn) - Thiên nhiên qua cảm xúc của thi nhân trở nên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống
- Âm thanh của chợ cá hay âm thanh của tiếng lòng (lòng yêu cuộc sống).
* Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân với nước:
“Dễ có Ngu cầm đàn môt tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”.
Câu kết của bài thơ 6 chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Đây chính là điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai – nhà thơ trăn trở trước cuộc sống của con người, của nhân dân.
HĐ4 (5 phút)
GV tổng kết, dặn dò chuẩn bị bài mới – Tóm tắt văn bản tự sự.
Hãy nhận xét chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
hạnh phúc “dân giàu đủ” nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương”.
3. Tổng kết:
- Giá trị nội dung: Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, luôn khát khao hoà bình, no ấm cho đất nước, cho nhân dân. Đó cũng là lý tưởng sống của Nguyễn Trãi.
- Giá trị nghệ thuật: từ ngã, hình ảnh gần gũi, giàu cảm xúc thể hiện bức tranh mùa hè chân thật, rất nên thơ, phù hợp với làng cảnh Việt Nam.
Tiết 39 – Làm văn
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm được mục đích yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính; - Tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
B. Phương thức dạy học:
1. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo...
2. Phương pháp: Kết hợp nêu vấn đề, thảo luận, trao đổi… C. Tiến trình bài day: C. Tiến trình bài day:
1. Kiểm tra bài cũ:
Dành thời gian để luyện tập
Chúng ta đã làm quen với việctóm tắt tác phẩm tự sự nói chung trong chương trình làm văn THCS. Để thấy được khả năng linh hoạt trong thao tác tóm tắt tác phẩm tự sự ở chương trình làm văn lớp 10 này, chúng ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự theo chuyện của nhân vật chính.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV (1)
HOẠT ĐỘNG CỦA HS (2)
NỘI DUNG BÀI HỌC (3) HĐ1: (20 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu Mục đích yêu cầu tóm tắt