Đổi mới về nguyên tắc hoạt động

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 129 - 135)

- Sự phát triển của kinh tế thị trờng làm biến đổi cơ cấu giai cấp

3.2.2. Đổi mới về nguyên tắc hoạt động

Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: Tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đợc thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thơng dân chủ, phối hợp thống nhất hành động. Luật quy định nh vậy nhng vấn đề là trong thực tế hoạt động, nguyên tắc này đã đợc vận dụng nh thế nào và trong thời gian tới cần đổi mới ra sao.

Trớc hết nói về tiêu chí tự nguyện.

Các thành viên, các cá nhân tiêu biểu gia nhập vào Mặt trận một cách tự nguyện. Trên cơ sở nghiên cứu điều lệ, luật, chơng trình hành động của Mặt trận mà các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu cũng tự nguyện trong việc thực hiện các mục tiêu chơng trình mà Mặt trận đã đề ra. Sở dĩ phải tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện vì Mặt trận là tổ chức của quần chúng liên kết lại chứ không phải là tổ chức Nhà nớc, vì thế không thể áp đặt mệnh lệnh đợc. Có tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện thì mới tập hợp đợc quần chúng nhân dân và các tổ chức khác. Nhng, trong thực tế, việc hội viên, đoàn viên gia nhập vào đoàn thể không hẳn là tự nguyện. Một số ngời gia nhập vì sợ chính quyền làm khó dễ, vì những ngời khác vào nên mình cũng vào, vì sợ liên luỵ đến bản thân chứ không phải thấy tổ chức đó cần thiết cho mình, bảo vệ cho quyền lợi của mình. Trong quá trình thực hiện chơng trình hành động của Mặt trận, tính tự nguyện của các tổ chức thành viên cha cao. Vì thế, nhiều chơng trình đề ra thống nhất nhng không triển khai trong tổ chức mình. Để tính tự nguyện thực sự

thực hiện đợc, vấn đề là Mặt trận phải đảm bảo đợc lợi ích cho các tổ chức thành viên khi gia nhập Mặt trận, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.

Cũng có khuynh hớng "tự nguyện" gia nhập Mặt trân, nhng là muốn tổ chức mình có thanh thế, mong đợc có biên chế, ngân sách và bao cấp của Nhà nớc...

Hiệp thơng dân chủ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của Mặt trận. áp dụng nguyên tắc này là tất yếu đối với Mặt trận vì bản thân Mặt trận là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của nhiều tổ chức, nhiều giai tầng trong xã hội với nhiều khác biệt. Trong thực tế hoạt động của Mặt trận do tính chất "nhà nớc hoá" của tổ chức này nên hiệp thơng dân chủ đã không đợc vận dụng theo đúng nghĩa của nó. Hiệp thơng là quá trình thảo luận, thơng thuyết giữa các tổ chức thành viên trong Mặt trận để thống nhất chơng trình hành động. Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ của Mặt trận Tổ quốc thể hiện ở một số nội dung cơ bản:

- Tổ chức và hoạt động của Mặt trận đều do hiệp thơng cử ra, không tuân theo biểu quyết bỏ phiếu lấy kết quả đa số.

- Quan hệ giữa các cấp của Mặt trận là quan hệ hớng dẫn, kiểm tra, phối hợp hoạt động. Do đó, phơng thức hoạt động của Mặt trận lấy vận động quần chúng làm chính, tức là sự thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi.

- Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ lấy đồng thuận làm tiền đề. Đồng thuận có thể đạt đợc tối đa khi vấn đề đa ra đợc tất cả đồng tình. Đồng thuận tối thiểu là khi một vấn đề nào đó đợc bàn bạc nhng chỉ đạt đợc sự đồng ý trên một số nội dung nào đó dù là tối đa hay tối thiểu, các thành viên sẽ chỉ thực hiện những gì mà mình đã đồng ý, những gì đã thoả thuận đợc.

Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ cho phép Mặt trận tập hợp rộng rãi nhất các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở sự tham gia của các thành viên của Mặt trận. Nhờ hiệp thơng dân chủ, các quyết định đa ra đảm bảo tính đúng đắn và tính khả thi vì những ngời ra quyết định cũng chính là những ngời thực hiện quyết định.

Trên thực tế không hẳn những vấn đề đa ra bàn bạc đã đợc các tổ chức thành viên nhất trí vì mỗi tổ chức có những lợi ích, tính chất khác nhau. Vì thế cần có sự thảo luận để đi đến thống nhất. Trong quá trình thảo luận, nên tôn trọng sự tự do, bình đẳng của các tổ chức tức là hiệp thơng phải gắn liền với dân chủ. Các tổ chức đợc quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình và có vị thế nh nhau. Nếu những nội dung nào không đạt đợc sự đồng thuận thì các tổ chức thành viên không nhất thiết phải thực hiện. Nhng những nội dung nào đã thống nhất qua quá trình hiệp thơng thì nhất thiết phải thực hiện.

Cùng với nguyên tắc hiệp thơng dân chủ, nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành động đợc áp dụng rộng rãi trong Mặt trận qua các thời kỳ. Nhng trớc đây việc vận dụng nguyên tắc này còn có nhiều hạn chế nh phần trớc đã bàn đến. Trong đó, hạn chế cơ bản nhất là đề ra chơng trình phối hợp nhng sau đó thiếu vai trò chủ trì của Mặt trận, do Mặt trận thiếu sự kiểm tra và tổng kết quá trình thực hiện. Vì thờng có tình trạng chơng trình đề ra thì rất cụ thể, sát sao, rất hay nhng cuối cùng chẳng biết thực hiện đợc nh thế nào. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các cấp, nhất là cơ sở. Xây dựng sự đồng thuận xã hội rất cần sự phối hợp và thống nhất hành động giữa Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên.

Việc áp dụng nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận là tất yếu do điều kiện khách quan quy định chứ không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân, tổ chức nào. Bởi vì mọi hoạt động trên một quy mô, phạm vi rộng lớn cả về không gian và thời gian với nhiều thành viên tham gia, vì một mục tiêu chung thì tất yếu phải có sự phối hợp thống nhất và hành động.

Việc thực hiện phối hợp và thống nhất hành động giữa Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên ở các cấp có vai trò và tác động quan trọng đối với cả hai bên. Đối với Mặt trận, có phối hợp thống nhất hành động thì mới thực hiện đợc vai trò là một tổ chức liên minh, liên hiệp. Mặt trận chỉ có thành viên không có hội viên nên nếu không phối hợp và thống nhất hành động thì không thể hoạt động đợc.

Trong Bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ làm công tác Mặt trận các tỉnh phía Bắc ngày 7/10/1961, khi nói về vấn đề này đồng chí Trờng Chinh đã phát biểu " Mặt trận tồn tại chủ yếu là ở chỗ thực hiện đợc sự thống nhất hành động giữa các giai cấp trong nhân dân, các Đảng phái, các đoàn thể và các nhân sỹ trong Mặt trận để đấu tranh nhằm đạt những yêu cầu chung, cho nên thống nhất hành động là một nguyên tắc sinh hoạt của Mặt trận" [85, tr.291]. Có phối hợp và thống nhất hành động thì Uỷ ban Mặt trận và các tổ chức thành viên mới phát huy đợc sức mạnh tổng hợp và có tổ chức của toàn dân để thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhằm mục tiêu dân giàu, nớc mạnh. Các tổ chức thành viên thông qua sự phối hợp vừa góp sức mình vào thắng lợi của phong trào chung vừa làm cho phong trào của tổ chức mình ngày càng phát triển.

Trong thời gian tới để nguyên tắc này thực hiện có hiệu quả, cần chú ý một số vấn đề sau:

Nguyên tắc phối hợp thống nhất hành động đòi hỏi phải hiệp thơng dân chủ, coi trọng vai trò của các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu, không đợc sử dụng nguyên tắc lấy đa số để áp đặt thiểu số phải tuân theo.

Vậy tổ chức nào đảm nhiệm chức năng chủ trì phối hợp ? Theo chúng tôi, đối với những chơng trình hành động mang tính chất toàn quốc, Uỷ ban trung - ơng Mặt trận Tổ quốc chủ động đề ra chơng trình kế hoạch để các thành viên hiệp thơng chơng trình phối hợp và thống nhất hành động. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp căn cứ theo đó tổ chức hiệp thơng với các thành viên của cấp mình triển khai việc thống nhất hành động ở địa phơng. Không nên quan niệm rằng các tổ chức thành viên đã nhất trí với chơng trình hành động của Mặt trận thông qua tại đại hội là đã thống nhất hành động. Nếu không thực hiện đợc vai trò đó thì Mặt trận cũng nh một đoàn thể; các phong trào, các cuộc vận động mà Mặt trận phải đứng ra chủ trì phối hợp có thể là: những công việc liên quan đến đại đoàn kết, tổ chức bầu cử, trng cầu dân ý, tập hợp ý kiến nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp ý về chính sách pháp luật liên quan đến đại đa số các

tầng lớp nhân dân, v.v.. Còn những phong trào mang tính đặc thù của giới, các tổ chức nghề nghiệp phải chăng nên để các tổ chức thành viên đứng ra chủ trì, Mặt trận chỉ tham gia.

Mặt trận và các tổ chức thành viên phối hợp và thống nhất hiệp thơng với nhau về chơng trình nào đó trên những vấn đề cơ bản sau: mục đích, yêu cầu phải đạt đợc của chơng trình, thời gian bắt đầu kết thúc và các bớc tiến hành thực hiện chơng trình, trách nhiệm của từng thành viên khi tham gia. Trong quá trình thực hiện, Ban Thờng trực Mặt trận cần phải theo dõi tiến độ, kết quả, khả năng hoạt động của các thành viên và thông báo cho các thành viên biết tình hình đó. Hết thời gian thực hiện chơng trình cần tổng kết để biểu dơng, khen th- ởng những thành viên thực hiện tốt, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác phối hợp và thống nhất hành động đồng thời kiến nghị lên Đảng, Nhà nớc về những vấn đề còn vớng mắc cần chỉnh sửa về đờng lối, chính sách đợc bộc lộ ra thông qua hoạt động thực tiễn.

Trong quá trình phối hợp và thống nhất hành động Mặt trận cần tôn trọng tính độc lập của các tổ chức thành viên. Sau khi đã thống nhất chơng trình hành động, mỗi tổ chức thành viên có thể tự áp dụng những hình thức hoạt động thích hợp với tổ chức mình, miễn sao là thực hiện đợc mục tiêu chung chứ không nhất thiết phải áp dụng một hình thức nào đó. Có những vấn đề trong quá trình phối hợp Mặt trận cha đề ra thì các tổ chức thành viên có thể nêu ý kiến của mình để các thành viên khác xem xét cùng thống nhất và hoạt động

Nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành động muốn thực hiện đợc cần phải có những điều kiện nhất định. Trớc hết Đảng phải chú trọng lãnh đạo công tác này. Điều đó đã đợc đề cập đến trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Đại hội IV (tháng 12/ 1976 ) đã chỉ rõ: "Mặt trận là hình thức tổ chức nhằm thực hiện sự thống nhất hành động giữa các đoàn thể thành viên, làm việc theo nguyên tắc hiệp thơng dân chủ, hợp tác tơng trợ, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo việc thống nhất và phối hợp hành động giữa các đoàn thể trong Mặt

trận" [38, tr.1037]. Đảng lãnh đạo công tác phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận bằng phơng thức đại diện cấp uỷ Đảng tham gia, Mặt trận trình bày những chủ trơng của Đảng và kiến nghị những vấn đề cần thiết với Mặt trận, cùng bàn bạc dân chủ, tranh thủ ý kiến của Mặt trận, tham gia xây dựng chủ trơng chính sách của Đảng liên quan đến đại đoàn kết dân tộc.

Để thực hiện tốt việc phối hợp và thống nhất hành động, Mặt trận nên có chơng trình mục tiêu đúng đắn và rõ rệt. Chơng trình đó vừa bám sát chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc vừa phù hợp với yêu cầu thực tế và lợi ích của các tổ chức thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức phải đợc xác định rõ. Cần có điều kiện vật chất đảm bảo cho công tác này mà trớc hết là các kênh thông tin. Tổ chức việc phối hợp và thống nhất hành động và điều hành hoạt động này đòi hỏi phải có cán bộ có trình độ, có khả năng nhạy bén linh hoạt.

Nh vậy, nguyên tắc tự nguyện, hiệp thơng dân chủ, phối hợp thống nhất hành động là nguyên tắc hoạt động của Mặt trận trong mọi lĩnh vực nói chung và cũng là nguyên tắc để Mặt trận thực hiện nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội. Để phát huy vai trò của mình trong nhiệm vụ này, Mặt trận cần đổi mới, làm phong phú thêm nguyên tắc đó. Cùng với việc thực hiện đúng tinh thần nguyên tắc hiệp thơng dân chủ, cần phải đổi mới nguyên tắc phối hợp và thống nhất hành động. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận theo hớng tự chủ, tự quản. Mặt trận đợc tự chủ về kinh tế, có nguồn quỹ hoạt động riêng. Mặt trận cũng đ- ợc tự chủ về con ngời, tức là cán bộ Mặt trận do Mặt trận tự cử ra hoặc thông qua bầu cử. Cán bộ do Đảng giới thiệu chỉ là một kênh. Không nên coi Mặt trận là tổ chức để giải quyết công tác cán bộ. Đảng lãnh đạo Mặt trận nhng Đảng không nên can thiệp quá sâu vào Mặt trận. Mặt trận đợc tự chủ về việc ban hành những quyết sách và chơng trình hành động của mình, nếu những chơng trình hành động đó đều nhằm mục đích vì quyền lợi của nhân dân, của đất nớc thì Mặt trận có thể đề ra để thực hiện. Hiện nay hầu nh mọi chơng trình hành động của Mặt trận đều phải dựa trên cơ sở chủ trơng của Đảng và sự cụ thể hoá thành

quy chế của Nhà nớc. Vì thế, nếu Đảng cha ban hành chủ trơng, Nhà nớc cha ban hành quy chế thì Mặt trận không thể thực hiện đợc. Chẳng hạn Đảng đã ban hành chủ trơng tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện giám sát và phản biện xã hội nhng Nhà nớc cha ban hành cơ chế phản biện thì Mặt trận cha thể thực hiện đ- ợc. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận cũng cần đợc tự chủ phối hợp với Nhà nớc để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 129 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w