- Vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị:
1.4.2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Các tổ chức thành viên gia nhập Mặt trận trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ Mặt trận. Nghĩa vụ của thành viên đợc quy định tại điều 2 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: tập hợp và phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân và thông báo kết quả thực hiện chơng trình phối hợp và thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân thi hành Hiến pháp và pháp luật, thực hiện chơng trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đôn đốc các thành viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết dân tộc, v.v.. Quan hệ giữa các thành viên là quan hệ hợp tác, bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thơng dân chủ, phối hợp thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ (Điều 4).
Cơ cấu tổ chức nh trên tạo thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng sự đồng thuận xã hội. Mặt trận có thể đi sâu, đi sát nhân dân để tuyên truyền vận động tham gia các phong trào, các cuộc vận động, thực hiện chủ trơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nớc.
Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ: tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đợc thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp th- ơng dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Mỗi tổ chức đều có nguyên tắc hoạt động riêng. Nếu nh Đảng hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ thì Mặt trận lại dựa trên nguyên tắc hiệp thơng dân chủ. Điều này có cơ sở khách quan của nó. Mặt trận đợc thành lập dựa trên cơ sở xã hội là tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong và ngoài nớc,... Vì tập hợp các thành phần xã hội rộng rãi và khác nhau nh vậy nên các thành viên tham gia Mặt trận đều có thể có lợi ích chính đáng, có những định hớng giá trị xã hội rất khác nhau. Sự thống nhất, phối hợp hành động dựa trên cơ sở đồng thuận, tức là cùng hành động trên cơ sở những tơng đồng, gác lại những khác biệt, những mâu thuẫn, những bất đồng kể cả trong quá khứ.
Hiệp thơng dân chủ có thể hiểu là quá trình thảo luận, bàn bạc, trao đổi từ những quan điểm khác biệt, thậm chí đối lập để đi đến cùng thống nhất về
một hay một số vấn đề nào đó do Mặt trận đề xớng. Hiệp thơng dân chủ phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, bao hàm cả sự nhân nhợng, thậm chí không loại trừ cả sự thoả hiệp khi cần thiết.
Trong quá trình hiệp thơng, phải đảm bảo sự thành tâm, thành ý, bình đẳng của mỗi bên chứ không thể áp đặt. Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ đợc thể hiện ở quan hệ giữa Uỷ ban Mặt trận cấp trên với Uỷ ban Mặt trận cấp dới là quan hệ "hớng dẫn, kiểm tra" chứ không phải là quan hệ hành chính hoặc quản lý. Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ lấy tự nguyện, đồng thuận làm tiền đề. Sự đồng thuận đạt đợc ở mức tối đa khi quyết định đa ra đợc tất cả đều đồng tình, còn ở mức tối thiểu là khi một vấn đề nào đó đợc bàn bạc nhng chỉ đạt đợc sự nhất trí trên những nội dung cơ bản. Trong trờng hợp đó, nguyên tắc này không cho phép đa số áp đặt ý chí của mình, thiểu số không bắt buộc phải thực hiện quyết định của đa số. Với nguyên tắc hiệp thơng dân chủ, các thành viên của Mặt trận chỉ phối hợp hành động ở những vấn đề có sự thống nhất trong chơng trình hành động chung và vẫn giữ sự độc lập theo chơng trình hành động của mình.
Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ trong tổ chức Mặt trận dựa trên sự thảo luận, bàn bạc một cách dân chủ và bình đẳng của mọi tổ chức và cá nhân thành viên Mặt trận để cùng đạt tới sự nhất trí chung và cùng nhau thoả thuận một ch- ơng trình hành động thống nhất phù hợp. Sự thoả thuận đó nh là một quyết định tập thể, đó là quyết định do hiệp thơng mà có, cần đợc tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Hiệp thơng dân chủ trong Mặt trận sẽ phát huy tối đa những điểm tơng đồng để khắc phục những điểm khác biệt, bằng cách tôn trọng sự khác biệt chứ không lấn át, xoá bỏ sự khác biệt đó.
Mặt trận là hình thức tập hợp các lực lợng yêu nớc, tiến bộ trong xã hội, những thành phần tham gia vào tổ chức này rất đa dạng nhng vẫn có những điểm tơng đồng căn bản. Đó là lòng yêu nớc, tinh thần dân tộc, là mong muốn xây dựng một nớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. "Không có sự đa dạng khác nhau thì không
thành Mặt trận, nhng không có sự tơng đồng và thống nhất về lợi ích chung của Tổ quốc thì cũng không thành Mặt trận" [5, tr.43].
Nguyên tắc hiệp thơng dân chủ không những đợc áp dụng trong tổ chức, hoạt động của Mặt trận mà còn biểu hiện trong quan hệ giữa Đảng với Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận không phải bằng cách áp đặt, chỉ thị, ra lệnh cho Mặt trận, mà là hiệp thơng dân chủ với Mặt trận. Trớc khi ban hành những chủ tr- ơng, đờng lối, Đảng giới thiệu, tuyên truyền, bàn bạc với Mặt trận để tạo nên sự nhất trí của các tổ chức thành viên, các cá nhân của Mặt trận. Trên cơ sở sự nhất trí đó, các tổ chức, thành viên, các cá nhân tiêu biểu vận động, thuyết phục hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện đờng lối, chủ tr- ơng, chính sách của Đảng. Hiệp thơng dân chủ giữa Đảng và Mặt trận để tạo ra sự đồng thuận, làm cho hoạt động của Mặt trận không thoát ly sự lãnh đạo của Đảng mà phù hợp với cơng lĩnh, đờng lối, mục tiêu của Đảng. Hiệp thơng dân chủ giữa Đảng và Mặt trận không chỉ thể hiện ở sự tôn trọng các ý kiến khác nhau mà còn phải đảm bảo sự bình đẳng, tin cậy, thuyết phục, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Nguyên tắc này giúp Đảng tránh đợc tình trạng bị quan liêu hoá, nhà nớc hoá Đảng, còn Mặt trận cũng hạn chế đợc tình trạng thụ động, hành chính hoá và vẫn đảm bảo đợc sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận.
Hiệp thơng dân chủ là nguyên tắc áp dụng cho tổ chức và hoạt động của Mặt trận. Nguyên tắc này phù hợp với đặc điểm, bản chất của Mặt trận. Bởi vì, nét đặc trng của Mặt trận là ở tính xã hội rộng rãi, tập hợp mọi lực lợng, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội. Do là liên minh nên phải hiệp thơng dân chủ. Chỉ có hiệp thơng dân chủ mới giữ đợc sự tồn tại của liên minh một cách lành mạnh, thực chất.
Nh vậy, hiệp thơng dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động rất phù hợp đối với tổ chức Mặt trận và phù hợp với vai trò xây dựng sự đồng thuận xã hội, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong hệ thống chính trị nớc ta cần phải kết hợp giữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và nguyên tắc hiệp thơng dân chủ trong Mặt trận.