Phát huy dân chủ, xây dựng Đảng, Nhà nớc trong sạch, vững mạnh là một trong những phơng thức thực hiện quyền làm chủ của nhân

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 77 - 86)

- Vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị:

2.1.3. Phát huy dân chủ, xây dựng Đảng, Nhà nớc trong sạch, vững mạnh là một trong những phơng thức thực hiện quyền làm chủ của nhân

mạnh là một trong những phơng thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tăng cờng quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nớc và nhân dân

Để góp phần phát huy dân chủ, xây dựng Đảng, Nhà nớc trong sạch, vững mạnh, Mặt trận đã động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phối hợp với chính quyền để tuyên truyền, vận động và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Một trong những nguyên nhân gây nên sự bất đồng giữa nhân dân với Đảng, chính quyền là do tình trạng thiếu dân chủ trong quá trình lãnh đạo, quản lý, trớc hết là của chính quyền cơ sở. Việc ban hành Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và các Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo sự chuyển biến quan trọng về vấn đề này. Trong việc thực hiện Quy chế dân chủ, chính quyền chịu trách nhiệm tổ chức triển khai dới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ phối hợp để động viên nhân dân tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện. Vai trò này đợc quy định trong Chỉ thị 30/CT cũng nh trong Nghị định 79/CP: Phối hợp với chính quyền để tuyên truyền nội dung Quy chế dân chủ đến các tầng lớp nhân dân; phối hợp với chính quyền để thực hiện Quy chế và kiểm tra giám sát việc thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ của mình, Mặt trận tích cực phối hợp với chính quyền để tuyên truyền nội dung Quy chế đến các tầng lớp nhân dân. Nhiều ngời dân cha hiểu về quyền và nghĩa vụ công dân, về vị trí là ngời chủ xã hội của mình. Nhiều trờng hợp ngời dân vi phạm dân chủ mà chính mình không biết, cán bộ chính quyền vi phạm dân chủ nhiều ngời cũng không hay để đấu tranh bảo vệ quyền chính đáng của mình. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phổ biến những điều quy định trong Quy chế cũng nh những chủ trơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nớc tới hội viên, đoàn viên. Bên cạnh đó cũng tuyên

truyền những điều cần tránh nh lợi dụng dân chủ để phá rối an ninh trật tự, dân chủ cực đoan dẫn đến ảnh hởng tình hình an ninh chính trị ở địa phơng. Nhiều mâu thuẫn, bất đồng xảy ra cũng do dân chủ cực đoan. Vì thế, thông qua tuyên truyền về Quy chế dân chủ mà Mặt trận góp phần hạn chế những xung đột giữa nhân dân với nhau, giữa nhân dân với chính quyền.

Trong quá trình tuyên truyền Quy chế dân chủ, các tổ chức thành viên của Mặt trận còn tìm hiểu tâm t, nguyện vọng của hội viên, đoàn viên. Nhiều mâu thuẫn ở cơ sở xảy ra một phần cũng do cán bộ không nắm bắt đợc tâm t, nguyện vọng của quần chúng nên cha giải quyết hợp tình, hợp lý. Cán bộ Mặt trận kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế đợc những phản ứng tiêu cực. Bằng nhiều hình thức phong phú và sinh động, Mặt trận góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về dân chủ cho nhân dân, giúp nhân dân có cơ sở để bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của mình. Mặt trận còn biết lồng ghép việc thực hiện Quy chế vào các chơng trình hoạt động. Bởi vì Quy chế dân chủ ở cơ sở không phải là một công việc riêng rẽ, tách rời khỏi các nhiệm vụ công tác mà chủ yếu lồng ngay vào các công việc hàng ngày theo phơng thức lãnh đạo dân chủ, theo hớng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận thực hiện Quy chế dân chủ lồng ghép với các nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cộng đồng dân c tự quản, xây dựng hơng ớc, quy ớc, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân c.

Với nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ, Mặt trận sử dụng nhiều hình thức để giám sát, trong đó giám sát qua Ban thanh tra nhân dân và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu và trởng thôn đa lại hiệu quả cao. Mặt trận hớng dẫn, vận động nhân dân giám sát những nội dung đợc quy định trong quy chế, nhất là việc quản lý đất đai, công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến dân nh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định c khi Nhà nớc thu hồi đất, đăng kí hộ tịch, hộ khẩu, các khoản đóng góp của dân, thực hiện các

chơng trình dự án trên địa bàn xã, công tác tiếp dân, giải quyết đơn th khiếu nại, tố cáo của dân. Ban thanh tra nhân dân còn phối hợp với thanh tra nhà nớc giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trơng, chính sách của nhà nớc, phát hiện,tham gia xử lý các vụ việc tiêu cực trong bộ máy nhà nớc và trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nớc trong sạch, vững mạnh. Nhiều vụ việc cán bộ chính quyền cơ sở vi phạm pháp luật đã dợc nhân dân phát hiện, xử lý. Một số văn bản ban hành trái pháp luật hoặc không còn phù hợp đợc đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ. Ban thanh tra nhân dân còn nhận và xử lý đơn th khiếu nại, tố cáo, tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt công tác tiếp dân và theo dõi việc giải quyết đơn th của chính quyền... Những hoạt động đó làm chuyển biến một bớc phong cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở, hạn chế tham nhũng, quan liêu, hách dịch, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nớc, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở.

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị số 30/CT của Bộ Chính trị về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và cụ thể hoá Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế dân chủ ở xã, phờng, thị trấn, Uỷ ban trung ơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tri số 06 ngày 25/01/2005. Qua hai năm triển khai thực hiện, việc thực hiện Thông tri này đã đa lại những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Đến ngày 20/12/2006 đã có 63 tỉnh, thành phố đã triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm đối với hai chức danh là chủ tịch Hội đồng nhân dân và chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Có 60 tỉnh, thành phố đã tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Trởng thôn. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đã giúp cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền có điều kiện đánh giá đợc năng lực, phẩm chất, uy tín của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Do biết phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên, do công tác tuyên truyền tốt nên các cuộc hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm đều diễn ra khá thuận lợi, đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu đề ra. Hầu hết các trờng hợp qua lấy phiếu tín nhiệm đạt tỷ lệ trên 50%. Phơng thức giám sát này đợc các cấp uỷ Đảng,

chính quyền và nhân dân đồng tình, coi đây là việc làm đầy trách nhiệm, thể hiện sự chính xác, trung thực, khách quan, dân chủ của Mặt trận. Những trờng hợp có phiếu tín nhiệm dới 50% thì Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc có văn bản kiến nghị với cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân xem xét miễn nhiệm. Việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm góp phần xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Nó tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt quyền dân chủ của mình. Với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, nhân dân mạnh dạn và thẳng thắn đóng góp ý kiến nhận xét về u điểm và hạn chế trên mọi vấn đề của các cán bộ. Những ý kiến đó là cơ sở quan trọng để Mặt trận bỏ phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm làm cho hoạt động giám sát của Mặt trận trở nên cụ thể, rõ ràng hơn, khắc phục dần tình trạng dân chủ hình thức.

Thông qua những hoạt động thực hiện Quy chế dân chủ, Mặt trận góp phần quan trọng để nhân dân đợc quyết định và tham gia bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Từ đó giúp nhân dân nâng cao ý thức về quyền làm chủ, tự giác tham gia mọi hoạt động, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhờ thực hiện Quy chế dân chủ mà những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, những mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phần lớn đợc giải quyết ổn thoả. Nhân dân hiểu, thông cảm với chính quyền hơn và chính quyền cũng gần dân, sát dân, hiểu đợc tâm t, nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn. Thực hiện Quy chế dân chủ đã làm cho sự đồng tình ủng hộ của nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng cao, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh, thực sự là động lực để phát triển đất nớc.

Thứ hai, tham gia giám sát và phản biện xã hội

Mặt trận thực hiện chức năng này trớc hết đối với Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu dân cử. Đối với Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tham gia xây dựng kế hoạch giám sát. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, thờng trực Hội đồng nhân dân đều mời đại diện của Mặt trận tham gia. Trên cơ sở nắm bắt ý

kiến của cử tri, Mặt trận có ý kiến đóng góp vào những vấn đề có nhiều bức xúc, nh xây dựng cơ bản, giải quyết chế độ cho những ngời có công với nớc, đền bù giải toả mặt bằng. Ngoài ra, Mặt trận còn có ý kiến đóng góp về phơng thức tiến hành giám sát nh thế nào cho hiệu quả. Qua những việc làm đó, Mặt trận góp phần cùng Hội đồng nhân dân xây dựng một kế hoạch giám sát có tính khả thi và đáp ứng đợc những điều bức xúc mà nhân dân mong muốn giải quyết. Sau khi xây dựng đợc kế hoạch giám sát, đại diện Mặt trận đợc Hội đồng nhân dân mời tham gia giám sát.

Với t cách là tổ chức đại diện cho quyền lợi của nhân dân, Mặt trận góp phần làm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình giám sát. ở nhiều địa phơng, đại diện Mặt trận vừa giám sát, vừa theo dõi việc giám sát của Hội đồng nhân dân từ khâu tiến hành giám sát cho đến việc xử lý kết quả cuối cùng trong việc ban hành kiểm tra, rà soát văn bản, quy phạm pháp luật. Thông qua giám sát, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng nâng cao chất lợng, hiệu quả công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phơng thức giám sát mà Mặt trận thờng áp dụng là thông qua kỳ họp Hội đồng nhân dân để phản ánh ý kiến của nhân dân. ở thành phố Đà Nẵng, sau khi tập hợp ý kiến cử tri, Mặt trận đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí lão thành cách mạng, các cán bộ hu trí, cán bộ cơ sở, các nhân sỹ trí thức để tham khảo ý kiến. Những vụ việc Mặt trận định đa ra đều đợc kiểm định để đảm bảo tính chính xác. Vì vậy, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân, tiếng nói xây dựng của Mặt trận đợc nhân dân đồng tình, chính quyền tiếp thu, góp phần giải quyết những vấn đề nhân dân còn nhiều bức xúc. Về vấn đề giám sát của Mặt trận, có ý kiến nói rằng, ngày xa triều đình phong kiến còn đặt ra chức gián quan chuyên can ngăn các ông vua. Nay, nhân dân giao cho Mặt trận Tổ quốc giám sát, đợc luật định rõ ràng, tại sao lại làm không đợc, làm không tốt. Linh

mục Thiện Cẩm, Phó chủ tịch ủy ban đoàn kết công giáo thành phố Hồ Chí Minh đã viết:

ở nớc ta vừa có Đảng lãnh đạo, có Quốc hội để xây dựng Hiến pháp và pháp luật, có chính phủ để quản lý đất nớc và các cơ quan t pháp để xử án. Nhng chúng ta còn có tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để có tiếng nói của tất cả những tổ chức và các tầng lớp nhân dân tạo thành "mái ấm gia đình", trong đó mọi ngời sống hòa thuận với nhau, chia sẻ những quan điểm sáng kiến và cùng nhau hành động thống nhất vì mục tiêu chung [13, tr.26].

Ngoài ra, Mặt trận còn thực hiện giám sát thông qua chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Về giám sát đại biểu dân cử, Mặt trận đã thực hiện trên những nội dung cơ bản. Trớc hết là giám sát việc chấp hành chủ trơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nớc, chấp hành các quy ớc ở khu dân c. Sự giám sát về nội dung này là rất cần thiết vì thực tế, có những cán bộ đợc đánh giá là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phát huy tác dụng tốt ở cơ quan, đơn vị, nhng ở khu dân c, bản thân và gia đình lại thiếu gơng mẫu, cha gần gũi nhân dân, cha tích cực tham gia các phong trào ở địa phơng. Một nội dung quan trọng mà Mặt trận chú trọng trong quá trình giám sát đại biểu dân cử là giám sát việc tiếp thu, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Nhân dân mong muốn đại biểu phải nắm bắt và phản ánh kịp thời, trung thực những kiến nghị của nhân dân. Thu thập - phản ánh - xử lý - phản hồi là những công đoạn mà đại biểu phải làm đối với kiến nghị của cử tri.

Mặt trận giám sát đại biểu trong việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Với t cách là ngời đại diện cho nhân dân, đại biểu dân cử phải đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Một số đại biểu vì e dè, nể nang nên họ không dám đấu tranh với sai phạm của chính quyền. Một số khác muốn đấu tranh nhng năng lực hạn chế nên cứ để "nớc chảy, bèo trôi", không dám thể hiện chính kiến. Ngoài những nội dung trên, Mặt trận tập trung

giám sát đại biểu dân cử trong việc tham gia giải quyết đơn th khiếu nại, tố cáo, tổ chức công việc tiếp dân theo phân công.

Sau khi Quy chế đợc ban hành, Mặt trận triển khai làm thí điểm ở 5 tỉnh, thành phố. Mặt trận ở các tỉnh đợc phân công làm thí điểm đã tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên trách ở các cấp và các lớp dành cho bí th, phó bí th, chủ tịch Uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phờng, thị trấn và trởng Ban công tác Mặt trận khu dân c. Nhân dân ở các xã, phờng, thị trấn làm điểm cũng đợc học tập Quy chế. Về công tác tuyên truyền, Mặt trận các tỉnh phối hợp với Ban tuyên huấn các huyện, thị, báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, đài phát thanh ba cấp tuyên truyền về Quy chế và các văn bản có liên quan. Qua công tác tuyên truyền thấy rằng cán bộ, đảng viên, công chức nói chung đồng tình phấn khởi, thấy đây là một chủ trơng đúng của Đảng, Nhà nớc, hợp lòng dân. Thực hiện tốt công tác giám sát sẽ góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị- xã hội của địa phơng, giúp cán bộ, công chức, đảng viên gần dân, hiểu dân, tôn trọng dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn băn khoăn vì cơ chế giám sát nếu tổ chức thực hiện không chặt chẽ sẽ bị một số phần tử cực đoan, bè cánh gây khó khăn cho sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phơng. Mặt trận các cấp lo lắng về trách nhiệm, về một bộ phận đội ngũ cán bộ Mặt trận còn bất cập về nhiều mặt so với yêu cầu nhiệm vụ giám sát.

Tại Hà Nội, qua thời gian thực hiện làm điểm ở 5 phờng thuộc quận Hoàn

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w