Vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nớc, các cuộc vận động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 77)

- Vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị:

2.1.2. Vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nớc, các cuộc vận động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa

các cuộc vận động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa

Mặt trận thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc động viên các tầng lớp

nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Thông qua các tổ chức thành viên, Mặt trận đã đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần phát huy mọi tiềm lực của các tầng

lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát triển lực lợng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí và mức sống của các tầng lớp nhân dân, bài trừ tệ nạn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự- an toàn xã hội...

Mặt trận Tổ quốc đã chủ trì, phối hợp thực hiện các cuộc vận động mang tính toàn dân, toàn quốc trên các lĩnh vực hoạt động. Các phong trào này đợc phát triển khá đồng đều và đạt kết quả thiết thực trong tất cả các tổ chức thành viên.

Ngoài việc thực hiện các cuộc vận động nói trên, Uỷ ban Trung ơng Mặt trận Tổ quốc đã phát động các tổ chức thành viên đẩy mạnh nhiều phong trào thi đua yêu nớc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các phong trào này với nhiều nội dung khác nhau song đều phản ánh hành động cách mạng của quần chúng, thể hiện sự đồng thuận xã hội. Các phong trào thi đua, yêu nớc làm cho đại đoàn kết không chỉ dừng lại ở t tởng, chủ trơng, nguyện vọng, mong muốn mà thực sự trở thành hành động của hàng chục triệu quần chúng mang lại lợi ích thiết thực về vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Đó là phong trào "Mái ấm công đoàn", "Thi đua lao

động giỏi, lao động sáng tạo", "Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động", "Giỏi việc nớc, đảm việc nhà" của Liên đoàn lao động Việt Nam; Hội

Nông dân Việt Nam với các phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh

doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng";

"Nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn"... Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với các phong trào "Thi đua tình nguyện, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc", "Sáng tạo trẻ", "Thanh niên tình nguyện". Hội Liên hiệp

thanh niên Việt Nam tiếp tục triển khai 5 cuộc vận động "Thanh niên đi đầu

trong xã hội học tập"; "Thanh niên làm kinh tế giỏi", tích cực tham gia "Xoá đói, giảm nghèo"; "Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"; "Thanh niên vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc"; "Thanh niên sống đẹp";

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học

tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"...; Quân đội nhân dân

Việt Nam với phong trào thi đua xây dựng "Đơn vị vững mạnh toàn diện";

"Xây dựng môi trờng văn hoá ở đơn vị cơ sở", Hội Cựu chiến binh Việt Nam

với phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hội Ngời cao tuổi Việt Nam với phong trào "Tuổi cao chí càng cao, nêu gơng sáng vì sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc". Uỷ ban đoàn kết công giáo Việt Nam với phong trào "Sống tốt đời đẹp đạo” v.v.

Những phong trào thi đua đó đã khơi dậy nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần trong các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi ngời sống gắn bó, hoà đồng, thông cảm với nhau hơn.

Đặc biệt, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên ở cơ sở đợc quy tụ trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá ở khu dân c do Mặt trận phát động từ tháng 5 năm

1995. Đây là cuộc vận động có nội dung toàn diện, hợp ý Đảng, lòng dân, đợc nhân dân đồng tình, hởng ứng.

Các cuộc vận động đã mang lại những hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa. Nó đã tăng cờng, mở rộng việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng đợc củng cố, tạo nên sức mạnh to lớn của lực lợng quần chúng nhân dân từ mỗi địa bàn dân c. Việc tập hợp toàn dân thông qua các phong trào, các cuộc vận động mang tính toàn dân là một đặc tr- ng và u thế của Mặt trận.

Nội dung của các cuộc vận động ngày càng phong phú, thiết thực, gắn liền với những vấn đề bức xúc hàng ngày trong cuộc sống. Đó là đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tơng thân tơng ái; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cơng; xây dựng đời

sống văn hóa cơ sở, chăm lo sự nghiệp giáo dục, bảo vệ sức khỏe, dân số và môi trờng; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở...

Việc hàng chục triệu hộ gia đình đăng ký và phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, hàng chục vạn khu dân c đã và đang triển khai thực hiện nội dung cuộc vận động, phấn đấu đạt khu dân c tiên tiến, khu dân c văn hóa đã phản ánh ảnh hởng sâu sắc của nó tới đời sống của nhân dân ở cơ sở. Cuộc vận động này đã kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi ngời dân. Công sức của dân đóng góp trong cuộc vận động đã mang lại kết quả cụ thể cho đời sống của chính bản thân họ. Chính vì thế mà khơi dậy tính tự giác, tinh thần làm chủ cuộc sống của mỗi ngời dân. Trong quá trình tham gia cuộc vận động, mỗi ngời dân ý thức đợc sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng.

Đông đảo nhân dân hởng ứng cuộc vận động này vì nhiều lý do, nhng một nguyên nhân cơ bản là đã đề cao truyền thống đạo lý tốt đẹp, phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đó là truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa thủy chung, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, là văn hóa làng với tinh thần cộng đồng cố kết chặt chẽ đã thấm đậm qua hàng ngàn năm, qua bao thế hệ. Nó đáp ứng đợc nguyện vọng của nhân dân là mong muốn giữ gìn, bảo tồn những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa cộng đồng của ngời Việt. Mỗi ngời dân, mỗi gia đình, mỗi khu dân c qua cuộc vận động này càng có ý thức hơn trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Mỗi ngời trở nên khoan dung, độ lợng hơn, từ đó giảm bớt những bất đồng trong quan hệ hàng ngày trong xóm làng, giữa nhân dân với chính quyền, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Điều rất đáng nói ở đây là chính thông qua cuộc vận động, Mặt trận khẳng định đợc một phơng thức hoạt động có hiệu quả, đa công tác mặt trận xuống tận cơ sở, đi vào cuộc sống, làm cho nhân dân cảm nhận đợc vai trò của Mặt trận trong từng hoạt động của mình.

Cuộc vận động không những góp phần tập hợp mọi lực lợng mà còn động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, tham

gia giải quyết những vấn đề bức xúc trong cuộc sống, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Với nội dung đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống, cuộc vận động động viên nhân dân giúp đỡ nhau về giống cây trồng, vật nuôi, vốn, kinh nghiệm sản xuất, giới thiệu việc làm, chữa bệnh, đỡ đầu hộ nghèo, từ đó giúp nhau xóa đói giảm nghèo và tạo nên một sự gắn bó thân thiết trong thôn xóm. Phát huy truyền thống đền ơn đáp nghĩa, tơng thân tơng ái, năm 2006, nhân dân đã đóng góp cho quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" gần 140 tỷ đồng để xây mới 7.665 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 5.549 căn nhà, tặng 11.000 sổ tình nghĩa. Đến nay trong cả nớc đã có 8.433 xã, phờng, thị trấn đợc công nhận danh hiệu làm tốt công tác thơng binh, liệt sỹ, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có 100% xã làm tốt công tác này nh: Hà Tây, Bình Dơng, Hải Phòng, Tiền Giang, Trà Vinh... [164, tr.3]. Kết quả to lớn của phong trào đã khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Các hoạt động nhân đạo, từ thiện cũng đợc phát triển ngày càng rộng khắp để giúp đỡ những ngời thiệt thòi, khó khăn trong cuộc sống. Thông qua hoạt động này, ngay tại cộng đồng dân c đã hình thành một lực lợng đông đảo những ngời làm công tác xã hội với nòng cốt là Chi hội chữ thập đỏ. Những hoạt động này không những giúp nhau giải quyết khó khăn trong đời sống hàng ngày mà còn có tác dụng đấu tranh chống lối sống cá nhân vị kỷ, góp phần làm lành mạnh môi trờng xã hội, hạn chế đợc nhiều tệ nạn xã hội. Mâu thuẫn trong gia đình, trong khu dân c ở nhiều nơi đợc giải quyết êm thấm. Nhiều tập tục lạc hậu ở một số nơi đợc xóa bỏ.

Với nội dung đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cơng, cuộc vận động đã góp phần phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, từng bớc xây dựng cộng đồng dân c tự quản. Năm 2006 là năm đầu tiên ủy ban Mặt trận Tổ quốc chủ trì triển khai thực hiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân c, gắn với thực hiện nội dung cuộc vận động "Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c". Phong trào toàn dân tham

gia phòng chống tội phạm, ma túy, bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục đợc duy trì thực hiện. Nhiều khu dân c xây dựng các mô hình nh "Câu lạc bộ phòng chống ma túy, tội phạm", "Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật", "Khu dân c 5 không", với hình thức tiếp nhận thông tin qua "hòm th tố giác", "đờng dây

nóng". Nhân dân đã cung cấp cho các ngành chức năng rất nhiều thông tin liên quan đến tội phạm và tệ nạn xã hội, giúp cho lực lợng công an ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật, xóa bỏ nhiều tụ điểm buôn bán ma túy, v.v.. Những hoạt động đó góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân c.

Cuộc vận động đã thể hiện t tởng là "lấy sức dân mà giải quyết cho dân", là tôn trọng ý kiến của nhân dân trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của dân.

Mô hình dân c tự quản đợc hình thành bớc đầu đã phát huy hiệu quả của nó. Nếu mọi vấn đề đợc giải quyết ở khu dân c thì chắc chắn rằng những mâu thuẫn, xung đột sẽ giảm đi đáng kể, sự đồng tình, nhất trí trong nhân dân về những chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc sẽ đạt đợc ở mức độ cao. Cũng thông qua cuộc vận động này mà góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa chính quyền và nhân dân, góp phần hòa giải những xung đột trong xã hội.

Với những hiệu quả thiết thực đã đạt đợc có thể khẳng định rằng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c" đã, đang và sẽ góp phần quan trọng xây dựng sự đồng thuận xã hội, nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Cùng với cuộc vận động này, phong trào Đền ơn đáp nghĩa và cuộc vận động Ngày vì ngời nghèo đang thể hiện và vai trò của Mặt trận Tổ quốc. Phong trào Đền ơn đáp nghĩa phát triển ngày càng sâu rộng, thể hiện truyền thống tốt đẹp "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta trong những năm qua, Mặt trận đã

chủ trì, phối hợp, thúc đẩy hoạt động đền ơn đáp nghĩa theo hớng Nhà nớc, nhân dân và đối tợng chính sách cùng lo. Nhiều hình thức đống góp, ủng hộ mang tính sáng tạo đợc vận dụng nh Xây và tặng nhà tình nghĩa, tặng Sổ tiết kiệm, xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dỡng các bà mẹ Việt Nam anh

hùng, tiếp tục tìm kiếm, quy tập các mộ liệt sỹ, tôn tạo các nghĩa trang, đài liệt sỹ, v.v.. Những việc làm thiết thực đó đã góp phần to lớn cùng Nhà nớc chăm sóc ngày càng tốt hơn 8 triệu ngời có công với nớc có cuộc sống ổn định.

Đói nghèo đang là nỗi búc xúc trong một bộ phận nhân dân. Mặt trận đã lấy ngày 17 tháng 10 hằng năm làm Ngày vì ngời nghèo. Cuộc vận động đã phát triển khắp cả nớc và đợc các tầng lớp nhân dân, kể cả kiều bào ở nớc ngoài tích cực ủng hộ vì nó thể hiện tính nhân văn sâu sắc, thể hiện chủ trơng của Đảng, ý nguyện của dân, khơi dậy lòng nhân ái, đạo lý làm ngời, nếp sống văn hoá tốt đẹp của ngời Việt Nam. Nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhiều tấm lòng nhân hậu của các cá nhân, tập thể, thuộc mọi dân tộc, tôn giáo, mọi lứa tuổi đã dành cho ngời nghèo. Hơn 21 vạn ngôi nhà tình thơng, nhà đại đoàn kết đợc xây dựng, sửa chữa. Hàng vạn bệnh nhân nghèo, ngời tàn tật đợc chăm sóc, khám, chữa bệnh miễn phí, hàng chục ngàn học sinh nghèo đợc đỡ đầu, cấp học bổng. Cuộc vận động này đã mang lại niềm tin cho ngời nghèo đối với chế độ ta, giúp họ vợt qua khó khăn để ổn định cuộc sống.

Thông qua vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, Mặt trận đã góp phần tích cực vào việc tạo lập, củng cố sự đồng thuận xã hội ở nớc ta. Những phong trào đó, trớc hết đã huy động đợc mọi nguồn lực trong nhân dân để hỗ trợ cùng Đảng, Nhà nớc giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nớc, đa đất nớc ngày càng ổn định, phát triển. Thứ

hai, góp phần giúp các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định đời

sống, từ đó nhân dân cảm nhận đợc tính u việt của chế độ ta. Thứ ba, làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu, chia sẻ, thông cảm với nhau hơn, góp phần giảm bớt những mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống. Thứ t, phát huy truyền thống nhân

nghĩa, khoan dung của dân tộc- một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Một phần của tài liệu Mặt trận tổ quốc Việt Nam với việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w