Kiến nghị đối với công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 111 - 115)

IV. Một số kiến nghị

2.Kiến nghị đối với công ty

2.1. Sử dụng tài chính, vốn hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cố định, tiền vốn, phấn đấu gia tăng vòng quay vốn cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Giữ vững quan hệ và uy tín, tranh thủ tận dụng nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng và đặc biệt là các ngân hàng đã có mối quan hệ lâu dài với công ty như là Agribank,…

- Tăng cường, thiết lập mối quan hệ liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư chiến lược, các bạn hàng lớn có tiềm năng về tài chính.

- Tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phần, huy động vốn nhàn rỗi của người lao động trong công ty.

2.2. Sử dụng đầu tư hợp lý.

- Công ty cần nâng cao năng lực sản xuất, kho bảo quản hàng hóa, tạo ra nhiều mặt hàng mới chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu thị trường nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động và lợi tức của các cổ đông.

- Cần phải mở rộng quy mô đầu tư cho các xí nghiệp sản xuất chế biến.

- Cần đầu tư mạnh vào con người để có những kiến thức mới, nhận thức mới, kịp thời đổi mới phong cách lãnh đạo, ý thức thái độ làm việc mới đáp ứng cơ chế thị trường tạo ra cơ chế thông thoáng, hoạt động có hiệu quả cao nhất cho công ty.

- Tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh, dich vụ mới trên cơ sở tận dụng những điều kiện sẵn có của công ty.

- Có những chính sách, quy chế hợp lý về lương, thưởng hợp lý nhằm động viên kịp thời về vật chất và tinh thần đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao và thu hút nhân tài cho công ty.

2.3. Tăng cường công tác quản lý.

Phải tăng cường công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, công tác tài chính kế toán nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các công tác này, tránh những lãng phí do quản lý không tốt, thực hiện tiết kiệm, giảm các chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, khẩn trương hoàn thiện những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý hành chính tổ chức để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công ty cũng như của Nhà nước. Tăng cường các biện pháp chỉ đạo để quay nhanh vòng vốn, vòng quay hàng hoá, bảo toàn vốn, bảo đam an toàn và có hiệu quả trong kinh doanh.

2.4. Nâng cao sức cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu của công ty.

Giá cả đóng một vai trò quan trọng trong cạnh tranh hàng thủy sản, giá thủy sản xuất khẩu của công ty thường thấp hơn giá thủy sản của các công ty khác trong cùng một loại sản phẩm. Điều này do chất lượng hàng thủy sản của công ty chưa cao để cạnh tranh. Do vậy cần đầu tư nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Muốn làm được điều này công ty cần có những biện pháp kết hợp hài hòa với nhau từ bảo quản, sơ chế, kiểm định, chế biến, đóng gói và xuất hàng đi. Bên cạnh chất lượng, công ty cần chú ý đến mẫu mã, độ tươi cũng như thời hạn sử dụng để đảm bảo được chất lượng và nâng cao tính cạnh tranh của công ty trên thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt.

Để nâng cao được tính cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt như hiện nay thì công ty cần hoàn thiện tất cả nguồn lực như nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu,… Ngày nay không chỉ cạnh tranh về chất lượng mà còn cạnh tranh về mẫu mã, hình dáng, độ tươi ngon, xuất xứ và quan trọng là thương hiệu. Do đó công ty cần: Đầu tư sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu với những mặt hàng chiến lược, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty cần đàu tư sâu, rộng, trang bị đầy đủ trang thiết bị tối tân, hiện đại cho các xí nghiệp sản xuất, chế biến để có các mặt hàng xuất khẩu đa dạng về chất lượng, mẫu mã và có giá trị gia tăng cao. Cần đầu tư công nghệ cho việc sơ chế, bảo quản được hiệu quả, chất lượng được tốt nhất từ những mặt hàng sơ chế đến những mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

KẾT LUẬN.

Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp nước ta cần năng động hơn để tiến sâu hơn nữa vào quá trình hội nhập. Ngành thủy sản Việt Nam từ lúc hình thành đến nay luôn xác định xuất khẩu thủy sản là ngành vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Điều đó đã được khẳng định trong những năm gần đây khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta luôn đứng thứ 10 trên thế giới và xuất khẩu thủy sản là một trong bốn ngành kinh tế trọng điểm của đất nước sau dầu thô, dệt may và giầy dép. Có được những thành công như vậy là có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhưng để đáp ứng với nhu cầu hội nhập sâu và rộng trên thế giới- đây cũng là cơ hội và thách thức cho ngành xuất khẩu thủy sản- các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cấn cố gắng nhiều hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của mình. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thủy sản khu vực I, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản khu vực I” làm chuyên đề thực tập của mình.

Để thực hiện được các mục tiêu tìm hướng đi và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất xuất khẩu thủy sản của công ty là vấn đề quan trọng. Những giải pháp trọng tâm chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề về: Chất lượng sản phẩm, trình độ bảo quản hàng thủy sản, xúc tiến thương mại, tổ chức tốt việc tạo nguồn hàng thủy sản, đào tạo cán bộ công nhân viên, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho công ty,…

Với những giải pháp trên hy vọng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sẽ được nâng cao từng bước góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, nâng cao tính cạnh tranh hàng thủy sản của công ty trên thị trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Vũ Đình Thắng và GVC.KS. Nguyễn Viết Trung, giáo trình Kinh tế thủy sản, khoa KTNN& PTNT trường đại học KTQD.

2. PGS.TS. Vũ Đình Thắng, giáo trình Kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản đại học KTQD.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, thị trường xuất- nhập khẩu thủy sản, nhà xuất bản thống kê.

4. Thủy sản Việt Nam phát triển và hội nhập – NXB chính trị quốc gia. 5. Tạp chí thương mại thủy sản.

6. Tạp chí Kinh tế và phát triển. 7. Tạp chí kinh tế và dự báo. 8. Tạp chí kinh tế thế giới. 9. Thời báo kinh tế.

10. Báo cáo tổng hợp của Vasep về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 11. Website của Bộ NN& PTNT

12. Website của Bộ thủy sản. 13. Website của Bộ công thương.

14. Những vấn đề liên quan đến xuất khẩu trên Website của Bộ thương mại. 15. Website của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

16. Tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty những năm 2003- 2009. 17. http://fistenet.gov.vn/

18. http://www.globalfish.org/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. http://www.qdfeed.com/

20. http://www.vietfish.com/

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 111 - 115)