IV. Một số kiến nghị
1. Kiến nghị với nhà nước
1.1. Chính sách về thị trường xuất khẩu thủy sản
- Nhà nước cần có chính sách về thị trường linh hoạt, xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất xuất khẩu thủy sản ngày càng tốt hơn. Đồng thời cũng phải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khôi phục các thị trường cũ như thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ. Đây là thị trường tiềm năng nhu cầu xuất nhập khẩu lớn và chúng ta xuất khẩu sang thị trường này những
sản phẩm thủy sản nhưng đồng thời chúng ta cũng nhập khẩu từ thị trường này về công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất…
- Chính sách về giá cả thị trườn nên linh động để không làm cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty - công ty không bị ép giá cũng như là bán hạ giá khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, người cung ứng nguyên liệu không bị ép giá, không làm tăng giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu.
1.2. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơngiản, thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường. giản, thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường.
Những quy định về xuất nhập khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng và xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung ở nước ta hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu phải được đổi mới và hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:
- Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải được đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty xuất nhập khẩu. Trong thực tế còn rất nhiều các các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng ưu đãi. Vì thế Nhà nước cần xem xét và có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu : Trên thực tế công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số vấn đề bất cập không thích hợp với những diễn biến của hoạt động xuất khẩu làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu và đòi hỏi phải giải quyết. Về lâu dài các quy định xuất khẩu hiện hành phải được bổ sung và sửa đổi tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi
- Thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu. Đây là những chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chính sách này cần phải được cần phải được phối hợp với các chính sách khác .
1.3. Quy hoạch, phát triển các vùng nguyên liệu.
Việc nuôi trồng, khai thác, sản xuất chế biến thủy sản ở nước ta hầu như còn manh mún, phân tán, gây khó khăn cho việc thu mua hàng thủy sản và vùng nguyên liệu thì quá xa so với vùng sản xuất và chế biến nên rất khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều này làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó thì việc thu gom, mua hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng không được tốt, độ đồng đều không cao do đó trong các lô hàng xuất khẩu thì độ đồng đều về chất lượng sảm
phẩm cũng như là độ tươi ngon còn kém. Do đó, Nhà nước cần có một số biện pháp sau:
- Nhà nước cần gắn nhà SXCB với nhà cung cấp nguyên liệu để họ có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong vấn đề cung cấp nguyên liệu.
- Nhà nước cần phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung với quy mô lớn để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền.
- Cần gắn các vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến, thu mua gần nhau để giảm được các chi phí.
1.4. Hình thành các sàn giao dịch sản phẩm thủy sản.
Thủy sản Việt Nam mấy năm qua cũng gặp phải khó khăn lớn, khi thì bị ép giá, khi thì bị các nước nhập khẩu kiện rằng bán phá giá ; lúc thì bị mất thị trường do sản phẩm của chúng ta có dư lượng kháng sinh. Hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu là thực hiện những hợp đồng nhỏ và vừa chứ chưa có hợp đồng lớn một cách nhiều và thường xuyên, do đó để có được các hợp đồng xuất khẩu thủy sản lớn thì Nhà nước cần xây dựng các sàn giao dịch thủy sản để thủy sản có thể được kiểm định, được tập hợp, thu gom và kiểm soát chặt chẽ trước khi xuất ra nước ngoài thì sẽ không hay ít xuất hiện những hiện tượng như trên và nâng cao uy tín của mình trên thương trường thế giới. Việc hoàn thành các sàn giao dịch sẽ giúp Nhà nước điều tiết được thị trường trong nước đồng thời quy định mức giá sàn và giá trần cho hàng thủy sản khi hàng thủy sản có khối lượng hàng hóa lớn cũng như là lúc khan hiếm và như vậy mới bảo hộ được quyền lợi của những nhà sản xuất và cung ứng một cách tốt nhất. Mức giá cả Nhà nước đưa ra phải phù hợp với thị trường thế giới để cạnh tranh.
1.5. Lập các quỹ bảo hiểm và trợ giá xuất khẩu.
- Quỹ bảo hiểm:
Do cung cầu hàng hoá trên thị trường thế giới không ổn định nên giá cả cũng lên xuống thất thường. Vì thế việc thiết lập các quỹ bảo hiểm để hạn chế bớt rủi ro là rất cần thiết. Thông thường, Nhà nước không xây dựng quỹ từ nguồn ngân sách Nhà nước mà khuyến khích các hiệp hội ngành tự nguyện thành lập. Quỹ bảo hiểm có nhiệm vụ trợ giúp các thành viên hiệp hội khi giá cả biến động bất thường. Cơ chế hoạt động sẽ do từng hiệp hội tự xác định nhưng nhìn chung nên đặt ra một mức bảo hiểm, đảm bảo cho người sản xuất có thể thu hồi vốn đầu tư và có mức lợi nhuận thoả đáng.
Trợ giá trực tiếp như áp dụng các mức giá ưu đãi cho đầu vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu như: điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc,…
Trợ giá gián tiếp như dùng ngân sách Nhà nước để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo,…tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu.
1.6. Nghiên cứu, dự báo thị trường xuất khẩu thủy sản.
Nguồn thông tin từ phía doanh nghiệp Việt Nam thường yếu, thiếu chính xác. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả thì cần phải có nguồn thông tin tin cậy, chính xác cao. Hiện nay, các doanh nghiệp cũng chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển thông tin vì đầu tư vào phát triển thông tin đòi hỏi nguồn vốn lớn và khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề này do phải có bề dày kinh nghiệm. Do đó, nếu chỉ riêng doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển trong vấn đề này sẽ rất khó khăn mà cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để hoạt động này được tốt hơn, Nhà nước cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn thông tin từ phòng công nghệ và thương mại vì phòng này cung cấp nguồn thông tin quan trọng cho Việt Nam.
1.7. Tăng cường hệ thống các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến thương mại.
Các cơ quan này có trụ sở đặt tại các nước có quan hệ kinh doanh quốc tế với Việt Nam. Nhiệm vụ của các cơ quan này là cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường như: tình hình phát triển kinh tế, chính trị, hệ thống luật pháp, các yếu tố văn hoá, sự biến động về giá cả, nhu cầu của nước bạn hàng, khả năng và tiềm lực cạnh tranh của các hãng có sản phẩm tương tự,… Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, hạn chế bớt các rủi ro.