Các hình thức và nội dung của xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 30 - 34)

1. Các hình thức xuất khẩu.

1.1. Xuất khẩu trực tiếp

Là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho một quốc gia khác.

Ưu điểm:

- Giảm được chi phí trung gian.

- Tiếp cận được trực tiếp với thị trường, nắm bắt hay đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó phản ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường, hạn chế được rủi ro.

Hạn chế: Gặp nhiều rủi ro khi thị trường trong nước có nhiều biến động.

1.2. Xuất khẩu gián tiếp.

Là hình thức bán hàng hóa của một quốc gia cho một quốc gia nước ngoài thông qua trung gian.

Ưu điểm: Nhà xuất khẩu sẽ phân chia bớt rủi ro cho nhà xuất khẩu trung gian do đó lợi nhuận họ thu về sẽ chắc chắn hơn.

Hạn chế:

- Lợi nhuận của công ty sẽ giảm do phải chia bớt một phần lợi nhuận cho các nhà trung gian.

- Thông tin từ người tiêu dùng đến chậm và điều này gây thiệt hại rất lớn. Nhà sản xuất sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

1.3. Hình thức tái xuất khẩu.

Hình thức này còn được gọi là hình thức tạp nhập tái xuất, là hoạt động xuất khẩu đã nhập về để tại kho ngoại quan ( có thể ở cảng) mà qua hay không qua chế biến cho khách hàng khác. Có thể hàng hóa không nhận về trong nước mà nhận ở nước ngoài sau đó giao ngay cho bạn hàng ở nước ngoài. Hàng hóa có thể ở khu vực tự do thương mại nước ngoài được miễn thuế trước khi giao hàng cho người khác.

Ưu điểm: Vốn không cần lớn do không cần phải đầu tư vào sản xuất. Vì thế nhà xuất khẩu có thể thay đổi sản phẩm xuất khẩu linh hoạt theo nhu cầu của thị trường.

Hạn chế: Chi phí vận chuyển khá lớn, rủi ro xuất khẩu tương đối lớn do việc mua đi bán lại.

1.4. Hình thức xuất khẩu đối lưu.

Là một phương thức trao đổi giao dịch hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa giao đi có khối lượng bằng lượng hàng hóa nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không nhằm thu về ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có khối lượng tương đương.

Hạn chế của hình thức này là chi phí vận chuyển lớn của hình thức này lớn, rủi ro tương đối lớn do việc mua đi bán lại.

1.5. Xuất khẩu tại chỗ.

Là hình thức giao dịch hàng hóa cho nước ngoài trên lãnh thổ của nước mình. Ưu điểm: Hình thức này ít gặp rủi ro hơn về pháp luật, chính trị, vận chuyển so với các hình thức khác bởi hình thức này bán hàng hóa diễn ran gay trên lãnh thổ của nước mình. Do môi trường kinh doanh rất thân thuộc, hình thức này tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đóng gói nên lợi nhuận có thể rất lớn.

Hạn chế: Số lượng hàng hóa bán theo hình thức này không cao.

2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Hoạt động xuất khẩu thủy sản cũng như hoạt động xuất khẩu những hàng hóa khác, phải tiến hành hàng loạt các công việc bắt đầu từ nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản, chuẩn bị hàng thủy sản xuất khẩu, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản, thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản đã ký và đánh giá hoạt động xuất khẩu để rút ra kinh nghiệm cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo.

2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản.

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Mục đích của nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản là xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng thủy sản trên một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản còn giúp được doanh nghiệp biết được xu hướng và sự biến đổi về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp mình.

Tiến hành nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới cần trả lời được các vấn đề sau: Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam? Khả năng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trường đó ra sao? Thị trường đó đang cần những mặt hàng thủy sản xuất khẩu nào? Luật pháp và các quy

định bắt buộc khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường đó? Hệ thống phân phối tiêu thụ thủy sản xuất khẩu trên thị trường đó ra sao?

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản thông qua các phương pháp nghiên cứu tại phòng làm việc và nghiên cứu tại hiện trường. Kết quả nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản tốt sẽ cho phép doanh nghiệp tổ chức sản xuất, chế biến ra những sản phẩm thủy sản thích ứng với thị trường trên các khía cạnh: thích ứng về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã và thời gian mà thị trường đòi hỏi.

Kết quả nghiên cứu thị trường sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược xuất khẩu thủy sản, xây dựng phương án xuất khẩu và lựa chọn phương thức giao dịch hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu thủy sản.

Trong đàm phàn để ký kết hợp đồng, các bên tham gia phải tiến hành một loạt các công việc liên quan như: tổ chức giao dịch đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế, chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Các bên có thể tiến hành đàm phán bằng cánh gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua thư từ giao dịch hoặc qua điện thoại, Internet. Điều này do điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp quy định. Khi đàm phán đòi hỏi phải được chuẩn bị tốt mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán, người thực hiện đàm phán phải có kinh nghiệm và hiểu rõ đối tác. Kết quả đàm phán có được sẽ giúp các bên đi đến ký hợp đồng xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu thủy sản là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho nên khi ký kết cần phải bảo đảm tuân thủ luật pháp quốc gia của hai nước và luật pháp quốc tế. Những điều khoản trong hợp đồng phải rõ rang, chặt chẽ, quyền lợi giữa các bên phải tương xứng với nhau. Ký kết hợp đồng có thể là ký trực tiếp giữa các bên hoặc ký gián tiếp thông qua thư từ chào hàng hay đơn đặt hàng.

2.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản.

Sau khi hợp đồng thủy sản được ký kết, các bên của hợp đồng phải tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký. Quá trình này gồm nhiều bước, tùy thuộc vào nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên trong hợp đồng.

2.3.1. Người bán chuẩn bị hàng thủy sản xuất khẩu.

Người bán phải chuẩn bị hàng thủy sản xuất khẩu theo đúng yêu cầu trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, bao bì, nhãn mác. Công việc này bao gồm: thu mua nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, tổ chức chế biến thủy sản xuất khẩu, đóng bao bì lên nhãn mác và kẻ các ký mã hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu.

Nếu thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì bên mua phải làm thủ tục mở thư tín dụng ( L/C) cho người bán hưởng.

Nếu thanh toán bằng phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay (CAD) thì người mua phải làm thủ tục chuyển tiền đến ngân hàng đến bên nước người bán để mở tài khoản ký thác ( Trust Acocount) phục vụ cho thanh toán hợp đồng thanh toán hợp đồng đã ký.

Nếu hợp đồng xuất khẩu có điều kiện người mua phải ứng trước tiền cho người bán thì người mua phải làm thủ tục chuyển số tiền ứng trước sang ngân hàng bên người bán thì người bán mới giao hàng.

2.3.3. Kiểm tra chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu .

Hàng thủy sản xuất khẩu của những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nếu chưa xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP thì bắt buộc phải được kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi giao hàng. Doanh nghiệp phải làm thủ tục yêu cầu trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản quốc gia kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên hàng nhập khẩu vào thị trường nước người mua đều bị kiểm tra chặt chẽ.

2.3.4. Làm thủ tục hải quan cho hàng thủy sản xuất khẩu.

Hàng thủy sản xuất khẩu sau khi được kiểm tra chất lượng thì trước khi giao hàng người bán phải đăng kí làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Công việc này gồm ba bước: chủ hàng đăng ký làm thủ tục hải quan, chủ hàng phải khai báo lên tờ khai hải quan và nộp kèm theo các chứng từ cần thiết theo quy định. Hiện nay doanh nghiệp phải tự mình kê khai tính thuế và ghi rõ trên tờ khai hải quan. Hải quan chỉ tính toán, kiểm tra lại số thuế khai báo đó. Mang hàng đến địa điểm quy định để hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa với khai báo trên tờ khai hải quan. Thực hiện các quyết định của hải quan: Nếu hàng hóa là hợp pháp, doanh nghiệp thực hiện đúng mọi thủ tục thì hải quan sẽ xác nhận hàng đã hoàn tất thủ tục hải quan và hàng sẽ được thông quan xuất khẩu.

2.3.5. Giao hàng thủy sản xuất khẩu.

Hàng thủy sản xuất khẩu thường được giao nhận bằng container. Nếu người bán tự xếp hàng đông lạnh vào container tại kho riêng thì cần chú ý hàng phải được xếp thành các khối hình vuông hoặc hình chữ nhật vững chắc, xếp hàng hóa phủ toàn bộ mặt sàn của container trừ bộ phận chứa khí ở phía sau trong container, không xếp hàng vượt quá vạch đỏ được đánh dấu trên vách của container, tạo khoảng cách phía trên và phía dưới hàng để có luồng khí lạnh có thể luân chuyển tốt bên trong

container. Sau khi giao hàng, người bán cần nhận đơn do hãng tầu hoặc thuyền trướng cấp để làm thủ tục thanh toán. Sau đó thông báo kết quả giao hàng cho người mua.

2.3.6. Làm thủ tục thanh toán.

Kết thúc giao hàng người bán sẽ phải làm các thủ tục thanh toán theo đúng yêu cầu của ngân hàng phù hợp với hình thức thanh toán đã chọn. Công việc này chủ yếu liên quan đến bộ phận lập chứng từ thanh toán và xuất trình chứng từ thanh toán cho ngân hàng trong thời gian quy định.

2.3.7. Đánh giá kết quả hợp đồng thực hiện kết quả xuất khẩu.

Mục đích của công việc này là xem xét hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, xem xét những nhược điểm gặp phải để giúp cho việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sau được tốt hơn. Để đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần dựa vào các chỉ tiêu như: Doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu, mức doanh lợi xuất khẩu, các chi phí cho hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 30 - 34)