Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 94 - 96)

sản khu vực I.

1. Phương hướng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Công ty phấn đấu trở thành công ty mạnh về xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh miền Bắc cũng như của cả nước. Công ty mở thêm nhiều chi nhánh để mở rộng địa bàn và đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình.

- Về thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty: Công ty tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn trong đó đặc biệt quan tâm đến các thị trường tiềm năng như: Châu Phi, Nam Mỹ, Tây Á,… chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để điều tiết khi có biến động về thị trường.

- Về cơ cấu sản phẩm của công ty: Công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, chú ý đến các sản phẩm truyền thống và lợi thế của công ty như: tôm, cá, mực. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng nhanh các sản phẩm giá trị gia tăng.

2. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

* Mục tiêu về sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010- 2012.

Bảng 15: Mục tiêu về sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn: 2010- 2012.

Đơn vị: tấn

Tổng số xuất khẩu 950 1000 1280

Tôm đông Block 650 600 650

Mực, bạch tuộc 80 70 100

Cá các loại 60 50 130

Tôm đông IQF 50 100 150

Seafood mix 50 80 100

Thủy sản khác 60 100 150

( Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản khu vực I)

* Mục tiêu doanh số xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010- 2012.

Bảng 16: Mục tiêu doanh số xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn: 2010- 2012.

Đơn vị: 1000 USD

Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số xuất khẩu 19000 20000 22000

Tôm Block 15400 12800 10000

Mực 2000 2500 4000

Cá các loại 500 1000 4000

Tôm đông IQF 300 1200 2000

Seafood mix 300 1000 1000

Thủy sản khác 500 1500 1000

( Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản khu vực I)

* Về kế hoạch dài hạn của công ty từ 2010- 2012 - Nguyên liệu

+ Nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện chiến lược đầu tư có chiều sâu vào vùng nguyên liệu.

+ Có cơ chế, phương thức thu mua, đầu tư vốn và thanh toán hợp lý theo từng thời điểm để thu hút nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt.

- Sản xuất, thị trường, thương hiệu

+ Duy trì ổn định sản xuất, cải tạo nâng cấp nhà xưởng.

+ Đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trong cơ cấu xuất khẩu.

+ Cân đối thị trường, trong đó thị trường chủ lực vẫn là Nhật Bản. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường mới như: Đông Âu, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ.

+ Đẩy mạnh Marketing với công tác xúc tiến thương mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh các sản phẩm chủ chốt ( tôm, cá, mực) tại các thị trường, quảng bá thương hiệu gắn liền với tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quản lý chất lượng

+ Tích cực kiểm soát hành động sản xuất có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sai lỗi trong quy trình sản xuất.

+ Xây dưng và thực hiện nghiêm ngặt các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng từ đầm nuôi đến sản phẩm chế biến xuất khẩu.

- Tài chính, giá thành, hiệu quả

+ Tài chính lành mạnh, công khai, minh bạch, rõ ràng để thu hút các nhà tư trong và ngoài nước.

+ Nâng cao năng suất và chất lượng, thực hiện tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Đầu tư

+ Đầu tư, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng; hợp lý hóa quy trình sản xuất chế biến. + Đầu tư nâng cấp hệ thống mạng và hệ thống máy tính nội bộ văn phòng công ty và các phòng chi nhánh trực thuộc.

* Kế hoạch năm 2010

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên, tuyển dụng, bổ sung thêm một số vị trí chủ chốt còn thiếu trong công ty.

- Nâng cao trình độ chuyên môn quản lý quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm cho cán bộ công nhân viên, giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

- Kiện toàn bộ máy quản lý

- Tiếp tục mở rộng thị trường: Thị trường Đông Âu, Trung Quốc, Trung và Nam Mỹ thông qua các kế hoạch xúc tiến thương mại như: tìm hiểu thị trường, tham dự các hội chợ thủy sản trong và ngoài nước.

- Xem trọng chính sách hậu mãi, khách hàng hiện có.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 94 - 96)