Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thủy sản khu vực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 37 - 41)

1. Lịch sử hình thành của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Công ty cổ phần thủy sản khu vực I tiền thân là công ty thủy sản khu vưc I, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam hoạt động được trên 30 năm. Thực hiện Nghị định số 43/2003/NĐ – CP ngày 02/05/2003 của Chính Phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản; Nghị định số 64/2002/NĐ – CP ngày 19/06/2002 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần; theo đề nghị của trưởng ban chỉ đạo: đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Thủy Sản và chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam. Công ty thủy sản khu vực I đã được chuyển thành Công ty cổ phần thủy sản khu vực I theo quyết định số 1141/QĐ-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ thủy sản. Công ty cổ phần thủy sản khu vực I là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh,kinh doanh theo giấy phép đăng ký, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp.

Công ty cổ phần thủy sản khu vực I có tên giao dịch tiếng anh (viết tắt) là SEACO.N0.1, tên giao dịch bằng tiếng anh là Seaproduct Joint- Stock Company Region N0.1.Trụ sở chính của công ty đặt tại số 36,ngõ 61, phố Lạc Trung,quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Hiện nay, công ty cổ phần thủy sản khu vực I đã có vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.

2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản khu vực I gồm: - Đại hội đồng cổ đông.

- Hội đồng quản trị. - Ban tổng giám đốc.

- Ban kiểm soát: Kiểm soát đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc.

- Các phòng kinh doanh:

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 1. + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 2. + Phòng kinh doanh thủy sản nội địa. + Phòng kinh doanh vật tư.

- Các phòng quản lý: + Phòng tài chính- kế toán. + Phòng kinh tế kế hoạch. + Phòng hành chính- tổ chức. + Phòng tổng hợp. - Các đơn vị trực thuộc:

+ Chi nhánh công ty tại Móng Cái (Quảng Ninh). + Xí nghiệp chế biến thủy sản tại Nam Định. + Xí nghiệp chế biến thủy sản tại Hải Phòng. + Xí nghiệp chế biến thủy sản tại Thanh Hóa.

3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Công ty cổ phần thủy sản khu vực I là một doanh nghiệp Nhà nước được phép thực hiện chế độ tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách cấp và tự bổ xung. Công ty hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo đúng pháp luật.

* Chức năng :

- Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, kinh doanh có lãi nhằm phát triển toàn ngành thủy sản.

- Thông qua xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng vật tư, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, hiện đại nhằm trang bị kỹ thuật công nghệ cho ngành thủy sản.

- Tăng thu ngân sách cho Nhà nước và làm tròn các nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với xã hội.

* Nhiệm vụ: Thực hiện tốt các ngành nghề kinh doanh: - Khai thác,thu mua, chế biến hải sản.

- Xuất khẩu thủy sản.

- Cung ứng vật tư cho ngành thủy sản. - Xuất nhập khẩu tổng hợp.

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản và các mặt hàng nông sản khác. Để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên Công ty được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ nhằm phát triển, khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo quản thuỷ sản. Từ đó nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cũng thực hiện nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng khác theo nhu cầu của thị trường trong nước .

4. Nguồn lực của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

4.1. Về nguồn vốn của công ty.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 80 tỷ đồng. Cơ cấu sở hữu vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Bảng 1: Cơ cấu sở hữu vốn điều lệ của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

TT Phân theo đối tượng Số cổ phần Tổng giá trị(VNĐ)

Tỷ lệ(%) 1 Vốn nhà nước tại công ty CP 4.560.000 45.600.000.000 57.00 2 Người lao động trong công ty 408.000 4.080.000.000 5.10 3 Cổ phần ưu đãi cho NĐT

chiến lược

696.000 6.960.000.000 8.70 4 Cổ phần bán đấu giá 2.336.000 23.360.000.000 29.20

( Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản khu vực I). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/ cổ phần. Tổng số lượng cổ phần: 8.000.000 cổ phần. Số lượng cổ phần chào bán: 2.336.000 cổ phần. Loại cổ phần chào bán: Cổ phần phổ thông.

Hình thức phát hành: Bán cổ phần phát hành lần đầu khi Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thông qua hình thức đấu giá.

4.2. Về lực lượng lao động và trình độ lao động của công ty.

số lao động của Công ty tại thời điểm trước CPH là 550 người, sau CPH lao động bình quân là 365 người.

Bảng 2: Cơ cấu lao động và trình độ lao động của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Tiêu chí Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

- Phân theo trình độ 365 100

+ Đại học và trên đại học 105 28.76

+ Cao đẳng và trung cấp 28 7.67

+ Công nhân kỹ thuật 50 13.69

+ Lao động phổ thông/ lao động khác 182 49.88

- Phân theo tính chất hợp đồng lao

động 365 100

+ LĐ không thuộc diện ký hợp đồng

14 3.83

+ HĐ không xác định thời hạn 160 43.83

+ HĐLĐ có thời hàn từ 1-3 năm 147 40.29

+ LĐHĐ ngắn hạn dưới 1 năm 44 12.05

( Nguồn: Công ty cổ phần thủy sản khu vực I)

5. Mục đích hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần thủy sảnkhu vực I. khu vực I.

5.1. Mục đích hoạt động của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Công ty được thành lập để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu của các công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng mà thị trường nước ngài yêu cầu. Từ đó tăng thu nhập và thu ngoại tệ nhằm góp phần phát triển đất nước. Công ty không những xuất khẩu những mặt hàng liên quan đến thủy sản mà còn xuất khẩu những mặt hàng khác như: gạo, cà phê, hồ tiêu, điện thoại,…

5.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

- Công nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản; cung ứng vật tư cho các ngành thủy sản; thu mua thủy hải sản.

- Xuất khẩu thủy sản, sản phẩm chế biến, nông lâm sản, hàng may mặc và các sản phẩm khác.

- Nhập khẩu vật tư kim khí, vật liệu kinh doanh, trang trí nội thất, hóa chất, ngư lưới cụ, thiết bị và hàng tiêu dùng khác phục vụ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 37 - 41)