Dự báo thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 88 - 91)

I. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam

1. Dự báo thị trường

Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), sự tăng trưởng dân số, cùng với sự bùng nổ dịch cúm gia cầm, sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ở gia súc, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ăn thủy sản thay thế cho các loại thịt gia súc, gia cầm ngày càng nhiều. Vì vậy, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người trong thời gian tới sẽ tăng lên khoảng 17- 19 kg/người/năm, khiến nhu cầu thực phẩm thủy sản thế giới sẽ tăng lên 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm.

Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% trong giai đoạn đến năm 2015, giảm so với 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước. Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽ đạt 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầu về shellfish ( thủy sản có vỏ) và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức 4,8 kg/người.

Bảng 13: Dự báo tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước.

Đơn vị: Triệu tấn. 2005 2010 2015 % tăng bình quân 2010/2015 2015/202 0 Thế giới 144,5 157,2 183,0 1,75 3,05 - Tiêu dùng cho thực phẩm 107,5 117,2 138,0 1,75 3,30 - Hao hụt và tiêu dùng khác 37 40 45,0 1,60 2,40 Trong đó

- Các nước đang phát triển 74,5 82,4 2,05 4,05

- Các nước phát triển 33,0 34,8 1,40 1,88

( Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium- term projections to the years 2010 and 2015).

Cũng theo FAO, trong tổng lượng gia tăng nhu cầu thủy sản dùng làm thực phẩm (khoảng 40 triệu tấn) có 46% mức tăng là do dân số tăng, 54% còn lại là do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển ( châu Phi, châu Á, …) sẽ dẫn đầu về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự

kiến là 1,3%, trong khi đó tại các nước phát triển (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…) mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình quân mỗi năm giảm 0,2%.

Nhu cầu về bột cá và dầu cá dự kiến mỗi năm sẽ tăng 0,5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong khi đó nhu cầu về bột cá ở các nước đang phát triển sẽ tăng 1,4%/năm sau năm 2015. Khối lượng cá cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột cá và dùng cho các mục đích phi thực phẩm khác sẽ đạt khoảng 45 triệu tấn vào năm 2015.

Tiêu thụ thủy sản của các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng về dân số và thu nhập. Đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã ở mức cao.

Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á ngoại trừ Nhật Bản sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản cao nhất ( khoảng 30%/năm) ; tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu Á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản thấp nhất.

Do kết quả của việc cải cách hệ thống phân phối hàng thủy sản và do nhiều nguyên nhân khác, ở các nước sẽ có xu hướng tăng tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại gia đình bên cạnh hệ thống dịch vụ ăn uống công cộng, các nhà hàng, khách sạn,…

Thị phần của kênh tiêu thụ gia đình sẽ tăng lên trong tổng tiêu thụ thủy sản của một khu vực thị trường.

* Thị hiếu tiêu thụ

Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản thế giới nói chung sẽ chuyển sang hướng tiêu dùng nhiều thủy sản tươi, sống, đặc biệt là cá loại có giá trị cao: giáp xác, nhuyễn thể, cá ngừ, cá hồi,… Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hóa học từ sản phẩm đồ hộp gia tăng. Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến nhanh tăng, đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải đặc sắc nhu thực phẩm chế biến tại gia. Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng cao và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.

* Triển vọng sản lượng thủy sản thế giới

Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thủy sản của thế giới sẽ đạt 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1,6%/năm giai đoạn 2010- 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thủy sản nuôi. Ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thủy

sản nuôi. Thủy sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 45% trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu vào năm 2015.

Sản lượng thủy sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7%/năm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạt được trong hai thập kỷ vừa qua. Tại những nước này, thủy sản đánh bắt dự kiến chỉ tăng 1%/năm. Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thủy sản nuôi với sản lượng dự kiến tăng 4,1%/năm. Sản lượng thủy sản đánh bắt ở các nước phát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo.

Bảng 14: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới.

Đơn vị: Triệu tấn. 2005 2010 2015 % tăng bình quân 2010/2015 2015/2020 Tổng sản lượng 140,5 159,0 172,0 2,50 1,60 - Sản lượng đánh bắt. 95,0 95,5 94,5 - - - Sản lượng nuôi trồng. 45,5 63,5 77,5 6,95 4,10

( Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium- term projections to the years 2010 and 2015).

So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu về thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng. Tổng lượng thủy sản thiếu hụt sẽ là 10.9 triệu tấn vào năm 2015. Tình trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu như có sự cân đối giữa một bên là giá thủy sản tăng, cùng với sự dịch chuyển về nhu cầu tiêu thụ các loại thủy sản khác nhau và một bên là sự dịch chuyển nhu cầu về nhu cầu sang các loại thực phẩm giàu protein thay thế khác.

* Triển vọng thương mại thủy sản thế giới

Theo sự báo của FAO, thương mại thủy sản thế giới đang tăng trưởng rất nhanh với 38% sản lượng thủy sản được giao dịch quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007 lên đến con số kỉ lục 92 tỷ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,7 tỷ USD. Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thủy sản, năm 2007 Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thủy sản cho mục đích tái sản xuất.

Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thủy sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị tương đương 25 tỷ USD. Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thủy sản toàn cầu.

Mức xuất khẩu ròng thủy sản và các sản phẩm thủy sản của các nước đang phát triển sẽ đạt 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Mỹ Latinh và Caribe sẽ tiếp tục là khu vực xuất siêu về thủy sản lớn nhất.

Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thủy sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi do Trung Quốc- vốn là nước nhập siêu thủy sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu về thủy sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng.

Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu vào về thủy sản và các sản phẩm thủy sản xuống khoảng 10,3 triệu tấn vào năm 2015. Xét theo khu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên 2,4 triệu tấn vào năm 2015. Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6 triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015. Các nước phát triển khác, đáng chú ý là Nhật Bản dự kiến sẽ duy trì khối lượng thủy sản nhập khẩu như hiện nay.

Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thủy sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thủy sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thủy sản sẽ không lớn do thủy sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thể cao (giữa các loại thủy sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thủy sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Cần lưu ý rằng, cạnh tranh về giá chủ yếu phát huy tác dụng tại thị trường các nước đang phát triển, các thị trường mới, trong khi tại các nước phát triển an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm. Dự báo giá các loại thủy sản sẽ tăng khoảng 3,2% vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w