Hoạt động tạo nguồn và mua hàng thủy sản cho thủy sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 55 - 57)

III. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

2.Hoạt động tạo nguồn và mua hàng thủy sản cho thủy sản xuất khẩu

Nguồn đầu vào là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Nhân tố này ngày càng quan trọng, nếu làm tốt hoạt động này công ty sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; từ đó tăng lợi nhuận và vị thế cho công ty.

Công ty cổ phần thủy sản khu vực I có nhiều lợi thế trong việc mua hàng vì công ty đã có bề dày lịch sử lâu năm trong ngành nên có nhiều bạn hàng truyền thống. Công ty mua nguồn hàng thông qua: các trang trại thủy sản chiếm 52%, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản chiếm 24 %, các hộ nuôi trồng thủy sản chiếm 11%, các tổ chức trung gian và các nguồn khác chiếm 13% ( Nguồn công ty cổ phần thủy sản khu vực I). Công ty mua hàng ở mọi lúc, lúc nào có chất lượng hàng tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu là công ty mua. Nhờ đó công ty vừa nắm chắc được nguồn hàng lại vừa hỗ trợ những người cung cấp nâng cao chất lượng mặt hàng. Nhiều cán bộ thu mua của công ty thường nằm vùng tại vùng nguyên liệu để mua nguồn nguyên liệu tốt nhất. Do thu mua hàng thủy sản từ nhiều nguồn nên công ty có nguồn hàng phong phú, đa dạng; tuy nhiên việc thu mua từ nhiều nguồn này làm cho việc kiểm soát nguồn gốc gặp khó khăn, hiện tại việc truy suất nguồn gốc hàng thủy sản nhập khẩu ở các nước ngày càng khắt khe nên công ty gặp phải khó khăn rất lớn bên cạnh đó việc thu mua từ nhiều nguồn khác nhau làm cho độ tươi ngon, đồng đều của sản phẩm không đảm bảo.

Nguồn hàng chủ yếu của công ty là các cơ sở cung cấp nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc chiếm gần 70% nguồn nguyên liệu thu mua. Ngoài ra, công ty còn thu mua nguyên liệu rộng khắp trên cả nước như ở khu vực miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Đây là những nơi cung cấp nguyên liệu truyền thống, là những bạn hàng uy tín, lâu năm của công ty. Công ty cũng có các biện pháo khuyến khích cán bộ công nhân viên tìm được nguồn hàng tốt phục vụ cho xuất khẩu và các hợp đồng có giá trị cho công ty như: chế độ khen thưởng kịp thời, thích đáng; trích tiền thưởng theo phần trăm giá trị hợp đồng mang lại cho công ty.

Tuy nhiên, những năm gần đây do biến động của thời tiết bất thường và thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ ở những vùng cung cấp nguyên liệu chính của công ty như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…Do đó công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn hàng; như năm 2007 vừa qua do bão lũ ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn cho nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản, các cơ sở nuôi trồng, kinh doanh thủy sản,… từ đó gây khó khăn rất lớn cho công ty trong việc thu mua

nguồn hàng đầu vào, khiến cho nhiều hợp đồng bị hủy bỏ gây tổn thất lớn cho công ty và ảnh hưởng đến uy tín của công ty với bạn hàng.

3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản.

- Chuẩn bị hàng để giao.

Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, công ty tiến hành thu gom hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu, gồm các công việc chính sau: Kiểm tra chất lượng và khối lượng hàng thủy sản trong kho có đủ để tiến hành xuất khẩu hay không. Cần quan tâm đến chất lượng hàng theo đúng yêu cầu của hợp đồng, việc bảo quản phải đúng tiêu chuẩn, kiểm tra các lô hàng xem có bị nhiễm các chất kháng sinh không. Các thị trường khác nhau có mức quy định dư lượng kháng sinh khác nhau vì thế phải cẩn thận và đảm bảo đúng quy định về chất lượng hàng xuất khẩu. Việc tiến hành hợp đồng xuất khẩu càng nhanh càng tốt, giảm thời gian quay vòng vốn, chi phí bảo quản và các chi phí phát sinh khác.

- Việc giao hàng của công ty.

Đặc trưng của hàng thủy sản là những sản phẩm tươi sống, rất dễ hư hỏng, thời gian từ lúc thu mua đến lúc sử dụng không quá dài, phụ thuộc rất lớn vào việc bảo quản. Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu là yếu tố quan trọng nhất nên công ty cần tính toán cẩn thận việc chuyên chở hàng kịp thời gian giao hàng để được phẩm chất cũng như số lượng của hàng thủy sản xuất khẩu và chữ tín của công ty.

Hình thức giao hàng của công ty có hai hình thức chính:

+ Giao hàng ngay tại cửa khẩu: Công ty chỉ cần đưa hàng đến cửa khẩu giao hàng đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng, đối tác sẽ có mặt ở đó để nhận hàng. Đối tác sẽ chịu trách nhiệm đưa hàng hóa về nước; trách nhiệm của công ty kết thúc ngay khi giao hàng cho nước bạn. Mọi chi phí bảo quản và vận chuyển ngay sau khi giao hàng đối tác phải chịu hoàn toàn.

+ Giao hàng qua cửa khẩu: Công ty phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến nơi đối tác yêu cầu trên nước bạn, tất cả mọi chi phí công ty phải chịu và tất cả các chi phí này được tính vào giá của hàng hóa khi ký hợp đồng xuất khẩu. Hình thức này ít thực hiện bởi rất nhiều bất lợi cho cả hai bên nên hình thức này chỉ áp dụng với những bạn hàng mới.

- Về thanh toán.

Công ty sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C, đây là hình thức thanh toán bằng thư tín dụng mà hiện nay các công ty XNK đang sử dụng. Đây là công cụ thanh toán, phòng ngừa rủi ro cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu; L/C có nhiều ưu điểm vượt

trội so với các phương thức thanh toán khác vì vậy mà phương thức thanh toán này được công ty sủ dụng và phát triển. Nhưng do thực tiễn thương mại quốc tế, do diễn biến của giá cả, của thị trường,.. mà L/C có thể là công cụ từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để lừa đảo, gian lận thương mại.

Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu cũng gặp nhiều vướng mắc do Công ty có những cán bộ chưa có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu và trình độ chưa cao nên đã có nhiều hợp đồng của công ty không thực hiện được do tính chuẩn xác của hợp đồng khi giao hàng chưa được phía công ty kiểm tra chặt chẽ những quy định trong hợp đồng nên khi thực hiện công ty bị phía các nước bạn lợi dụng điểm yếu này gây khó dễ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 55 - 57)