Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 48 - 51)

II. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và trên thế giớ

1. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam trong mấy năm qua

1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu thị trường có những bước thay đổi cơ

bản, thế chủ động được thiết lập và không còn phụ thuộc vào thị trường truyền thống Nhật Bản như trước đây. Xuất khẩu thủy sản đã giảm tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu khẳng định được vị trí ở các thị trường lớn và có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản nước ta luôn giữ vững các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Mỹ,… đồng thời xây dựng các thị trường mới. Hàng năm, sản lượng và giá trị xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới đều tăng và tương đối ổn định. Dù các thị trường truyền thống của nước ta là những thị trường khó tính và việc kiểm soát hết sức nghiêm ngặt nhưng mức xuất khẩu của nước ta ở các thị trường này cũng rất ổn định, đây là điều đáng mừng cho ngành thủy sản Việt Nam.

Nhật Bản sau nhiều năm đứng đầu về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, nay đã có dấu hiệu chững lại. Do trong những năm gần đây Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào thị trường này. Trong khi đó nhập khẩu của Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, việc kiểm tra 100% được áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tôm là mặt hàng chĩnh được xuất khẩu sang thị trường này. Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán với phía Nhật Bản. Sắp tới nhiều khả năng Nhật Bản sẽ áp dụng mức thuế 0 % đối với các sản phẩm tôm của Việt Nam. Vì vậy, đây vẫn là thị trường quan trọng của hàng thủy sản xuất khẩu nước ta do kim ngạch xuất sang thị trường này vẫn rất lớn, chiếm khoảng hơn 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta kể từ năm 2001 trở lại đây. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 769 triệu USD chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2008, thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 trong kim ngạc xuất khẩu thủy sản nước ta, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm 2007 ( theo tổng hợp tình hình XKTS của Vasep).

EU là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta sang thị trường này vẫn chưa tương xứng do đây là một thị trường rất nghiêm ngặt và khắt khe. Song kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này của nước ta đã tăng qua các năm và dần khẳng định được đây là thị trường lớn của thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang EU đứng vị trí thứ 2 nhưng đến năm 2007 thị trường này đã đứng vị trí số 1 với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 908,100 triệu USD chiếm hơn 24% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Năm 2008, Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục

giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị. Đồng thời năm 2008,Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2010 EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008 theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc là không dễ. Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU gồm cả tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp. Phần lớn tầu đánh cá cũng như doanh nghiệp chưa nắm bắt được thủ tục, hồ sơ để đáp ứng quy định nói trên.vì vậy, nguy cơ mất thị phần quan trọng này là rất lớn nên Vasep đã đàm phán với EU về việc lùi lại thực hiện quy định này; tuy nhiên, việc này là rất khó vì quy định này không chỉ áp dụng với mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thì Mỹ cũng là một thị trường lớn. Mặc dù chúng ta mới chỉ thực sự đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường này kể từ năm 2000 ( khi hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được ký kết) nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng rất nhanh. Năm 2006 Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản số 1 của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm 26,7 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Năm 2007 thị trường Mỹ đứng số 2 sau EU; năm 2008 là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm ( theo tổng hợp tình hình XKTS của Vasep). Có thể nhận thấy điểm gây khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao với các mặt hàng nhập khẩu chính từ Việt Nam vào Mỹ như cá tra, cá basa, tôm. Đối với mặt hàng cá tra, cá basa do Mỹ xếp 2 loại cá này vào loại cá da trơn nên các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36 – 68%. Theo ITC đưa ra vào hồi tháng 6 vừa qua, mức thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc và Hồng Kong đang nổi lên như một thị trường thu hút hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch tăng nhanh. Do đây

là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn, đa dạng và không qua khắt khe về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng do những khó khăn vể quan hệ thương mại và thanh toán giữa nước ta và Trung Quốc nên hàng thủy sản Việt Nam xuất chính ngạch sang Trung Quốc còn ít mà chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch qua các tỉnh biên giới, sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu tươi sống, sản phẩm khô,.. có giá trị không cao. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và Hong Kong có giá trị là 302,2 triệu USD năm 2002; 264,1 triệu USD năm 2003 và 93,24 triệu USD năm 2006 tăng 25,04 % so với năm 2005. Năm 2007 kim ngạch sang thị trường này đạt 178 triệu USD. Xu hướng xuất khẩu sang thị ttrường này trong tương lai giảm là do Trung Quốc đẩy mạnh việc nuôi tròng và đánh bắt thủy hải sản.

Thị trường ASEAN là thị trường truyền thống và rất gần chúng ta về mặt địa lý song giá kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN còn khá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2003 chỉ có 3,3 %; năm 2006 chiếm 5,21%. Đây là một điều đáng băn khoăn vì những lợi thế vốn có của thị trường này chưa được tận dụng; trong khi nền kinh tế các nước trong ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia khá phát triển nhu cầu về sản phẩm thủy sản của họ tăng khá cao. Kết quả này phản ánh một thực tế là chúng ta chưa thật chú ý đến phát triển thị trường này cả về khai thác khách hàng và xúc tiến thương mại, trong khi phải tốn rất nhiều sức để đương đầu với những rào cản bất công ở thị trường Mỹ, EU,…

Ngoài ra, hàng thủy sản Việt Nam còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhưng giá trị không đáng kể so với các thị trường chính. Trong thời gian tới, ngành thủy sản cũng cần chú trọng đến các thị trường nhỏ này để tìm cách nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang từng nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w