Phương thức xuất khẩu hàng thủy sản của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 73 - 74)

III. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

4.4.Phương thức xuất khẩu hàng thủy sản của công ty

4. Kết quả đạt được trong kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty

4.4.Phương thức xuất khẩu hàng thủy sản của công ty

Vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên hiện nay Công ty cũng đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

- Xuất khẩu trực tiếp:

Công ty trực tiếp tiến hành giao dịch với khách hàng nước ngoài, trực tiếp đàm phán với họ hoặc qua các văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam. Hình thức này không qua trung gian nên lợi nhuận của công ty thu được cao hơn , hoạt động xuất khẩu cũng được mở rộng. Công ty nhanh chóng nắm bắt được các thay đổi của thị trường từ đó nhanh chóng đưa ra các chính sách thích đáng với bạn hàng và có chiến lược về mặt hàng phù hợp. Vì vậy, số lượng hàng xuất khẩu trực tiếp của công ty chiếm trung bình khoảng 87% giá trị xuất khẩu. Hàng năm, công ty tự tổ chức thu mua từ các đầu mối thu gom trong nước về chế biến, sản xuất sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại công ty có ba xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu đặt ở Quảng Ninh, Nam Định và Hải Phòng. Ba xí nghiệp này có nhiệm vụ thu gom, chế biến nguồn hàng bảo đảm chất lượng để xuất khẩu. Ngoài các sản phẩm do các xí nghiệp trực thuộc trực tiếp sản xuất, công ty còn mua hàng thuỷ sản của các xí nghiệp chế biến ven biển tại các địa phương để xuất khẩu.

- Xuất khẩu ủy thác.

Công ty vẫn sử dụng hình thức xuất khẩu ủy thác do công ty có nhiều chi nhánh chưa đủ điều kiện pháp lý và tài chính để tiến hành xuất khẩu trực tiếp nên phải thông qua trung gian để tiến hành xuất khẩu. Hơn nữa xuất khẩu ủy thác cũng có những ưu điểm như: ít tốn kém chi phí trong khâu chuẩn bị, không phải triển khai bán hàng, các hoạt động xúc tiến thương mại, ít gặp rủi ro và thu được khoản tiền nhất định nên hình thức này vẫn được công ty áp dụng với một số mặt hàng nhất định. Hiện nay, hình thức này đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận khá lớn, chiếm khoảng 13% giá trị xuất khẩu.

- Xuất khẩu theo nghị định thư.

Đây là hình thức Công ty xuất khẩu một số mặt hàng do Nhà nước chỉ định cho một chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã kí giữa hai Chính phủ. Hình thức xuất khẩu này có ưu thế riêng là khối lượng xuất khẩu lớn, khả năng thanh toán được đảm bảo( vì thanh toán do Chính phủ thực hiện). Tuy nhiên xuất khẩu theo hình thức này không thường xuyên, chỉ khi Nhà nước giao chỉ tiêu công ty mới có thể thực hiện.

- Xuất khẩu đối lưu.

Đây là hình thức giao dịch Công ty sử dụng khi xuất khẩu kết hợp chặt chẽ nhập khẩu. Trong quá trình kinh doanh, đôi lúc Công ty cũng sử dụng hình thức này để xuất khẩu, chấp nhân việc thanh toán bằng hàng hoá thay cho các ngoại tệ. Trường hợp này tính linh hoạt kém, đôi khi lại gặp khó khăn khi tiêu thụ hàng hoá.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 73 - 74)