Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 41 - 45)

II. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và trên thế giớ

1.1.Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam trong mấy năm qua

1.1.Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có những con số hết sức khả quan. Các số liệu tại bảng 1 và biểu đồ 1 dưới đây minh họa rõ từng bước tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (sơ bộ) Kim ngạch(triệu USD) 1478.5 1816.4 2021.7 2199.6 2408.1 2732.5 3358.0 3763.4 4510.1 4251.3 Tỷ lệ tăng so với năm trước(%) 22.85 11.31 8.80 9.48 13.47 22.89 12.07 19.84 -5.73 ( Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong những năm đầu thập kỷ 90 ( thế kỷ 20) và tăng mạnh từ năm 1999. Những năm tiếp theo, kim ngạch liên tục tăng trưởng. Năm 2000, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vượt con số 1 tỷ USD. Hai năm sau – năm 2002 kim ngạch đã tăng gần gấp đôi, vượt con số 2 tỷ USD; năm 2006 trên 3 tỷ USD và năm 2008 trên 4 tỷ USD. Đó là những mốc son đáng nhớ trong chặng đường phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Năm 2000 là một năm đáng nhớ của xuất khẩu thủy sản Việt Nam với việc kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD ( đạt 1.478,5 triệu USD về giá trị và 52,3 % về tốc độ tăng – tốc độ tăng lớn nhất trong giai đoạn 1995- 2003), đã đưa thủy sản trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 ( chỉ sau dầu thô và dệt may). Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2000 tăng mạnh là giá thủy sản thế giới tăng và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tăng nhanh.

Năm 2001 tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá cao: kim ngạch xuất khẩu đạt 1.816,4 triệu USD, tốc độ tăng là 22,85% so với năm 2000. Năm 2002 hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng rất khởi sắc; toàn bộ các chỉ tiêu đề ra đều vượt; đặc biệt xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã vượt giá trị 2 tỷ USD, đạt 2.021,7 triệu USD tăng 11,31 % so với năm 2001 và tăng gần 2 lần trong vòng 3 năm. Đây là

nguồn cổ vũ to lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Bởi năm 2002, thủy sản Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn gay gắt về thị trường và cung ứng nguyên liệu; các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán phá giá phile đông lạnh cá tra và cá basa vào Mỹ,…

Năm 2003 là một năm khó khăn dồn dập và chồng chất đối với ngành thủy sản. Đầu tiên là biến động của thị trường tôm thế giới với sự giảm giá mạnh và liên tục do hậu quả của trên 200.000 tấn tôm he chân trắng Trung Quốc trên thị trường, sau đó là nguy cơ chắc chắn của vụ kiện chống bán phá giá tôm nhập khẩu vào Mỹ cũng đã tác động lớn đến giá tôm tại các thị trường trên thế giới. Vụ kiện cá tra, cá basa kết thúc với mức thuế cao đã giảm đáng kể khối lượng và giá trị xuất khẩu phile đông lạnh của 2 loài cá này sang Mỹ; tình hình bệnh dịch tôm trong nước. Tuy toàn ngành đã rất cố gắng tìm mọi giải pháp khắc phục nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 2.199,6 triệu USD, bằng 97,4 % kế hoạch, tăng 8,80% so với năm 2002 – tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000.

Năm 2004, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 642 nghìn tấn chiếm 19% tổng sản lượng toàn ngành và tăng 5,10 % so với năm trước, giá trị kim ngạch đạt 2.408,1 triệu USD tăng 9,48% so với năm 2003. Năm 2005, mặc dù thủy sản Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng sau các vụ kiện bán phá giá của Mỹ song kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành vẫn đạt 2.732,5 triệu USD chiếm 8,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tương đương 5,95% thu nhập quốc dân. Xuất khẩu thủy sản đứng vị trí thứ 4 trong các ngành xuất khẩu hàng đầu của cả nước và luôn là ngành dẫn đầu về giá trị xuất khẩu thuần ( sau khi trừ đi giá trị nhập khẩu).

Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã vượt trên con số 3 tỷ USD, với giá trị kim ngạch là 3.358,0 triệu USD tăng 22,89% so với năm 2005 – tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2000 đến năm 2006. Năm 2007 xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 925 nghìn tấn, trị giá 3.763,4 triệu USD, tăng 12,07% so với năm 2006. Năm 2007, Việt Nam tiếp tục là nước đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Mặc dù năm 2007 có nhiều biến động trên thị trường thế giới, nguy cơ mất các thị trường truyền thống như: Nhật Bản,… do việc kiểm soát DLKS và ATVSTP từ các nước nhập khẩu và trong năm này nhiều nước đã dựng lên rào cản kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Năm 2008, dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản vẫn tăng cao, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt 4.510,1 triệu USD, tăng 33,7% về khối lượng

và 19,84% về giá trị so với năm 2007. Có được thành công trên là do trong năm này kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,.. lại tăng đáng kể. Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối EU, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Đặc biệt là thị trường Ukraine được coi là “hiện tượng” của năm 2008, với mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lượng và 221,1% về giá trị.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chỉ có 4.251,3 triệu USD giảm 5,73% so với năm 2008. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kết thúc cách đó ít tháng, tuy nhiên tác động của nó vẫn còn âm ỉ trong các nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Đây cũng là những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Ngoài ra một số thị trường cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn về nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu thủy sản chính; nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngành thủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn đinh; tình hình sản xuất và khai thác không phù hợp. Cụ thể như sau:

So với năm 2008, XK thuỷ sản năm 2009 giảm 1,6% về khối lượng và 5,73% về giá trị, trong đó góp phần đáng kể vào sự sụt giảm này là thiị trường EU - nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản Việt Nam, chiếm 25,8% tỷ trọng XK của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,2% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đơn lẻ trong khối là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam. Xuất khẩu sang Italia giảm mạnh nhất về giá trị (- 26,5%), sang Hà Lan giảm 16,9% và sang Tây Ban Nha giảm 2,7%.

Hình ảnh con caá tra Việt Nam bị truyền thông của các nước này “bôi nhọ” là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các thị trường này.

Sự vắng mặt của thiị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thuỷ sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ tháng 5 đến hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá 84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ.

Thị trường Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam với 758 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2009, tiếp đến là Mỹ với 713,3 triệu USD, giảm 4,2%.

Thị trường Hàn Quốc và ASEAN giữ “phong độ ổn định” với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 6,9%. Đáng lưu ý là thị trường Trung Quốc luôn đạt tăng trưởng 2 - 3 con số liên tiếp trong các tháng, cả năm tăng 28,4% về giá trị đạt trên 200 triệu USD. Dù chỉ chiếm 4,7% tỷ trọng XK thuỷ sản của Việt Nam, nhưng sự “trỗi dậy” của thị trường này trong năm qua là một “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.

Là mặt hàng có thế mạnh và sức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2008, bước sang năm 2009, cá tra bị “chìm trong mảng tối” trước áp lực cạnh tranh từ các thị trường tiêu thụ, những khó khăn về nguồn nguyên liệu, về vốn đầu tư, chi phí thức ăn… Từ mức tăng trưởng 48,4% với 1,45 tỷ USD trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2009 giảm xuống còn 1,34 tỷ USD, giảm 7,6%. Tỷ trọng xuất khẩu cá tra cũng giảm từ 32,2% xuống còn 31,6%.

Mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm, nhưng xuất khẩu tôm năm qua vẫn đạt kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008.

Cá ngừ và mực, bạch tuộc là 2 mặt hàng biển bị ảnh hưởng mạnh bởi sản lượng khai thác sụt giảm do thời tiết và do hiện tượng cấm biển của Trung Quốc. Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%, trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8%. XK các sản phẩm cá khác giảm 16%. Sang năm 2010, những mặt hàng này sẽ thêm một khó khăn mới liên quan đến việc thực hiện quy định IUU của EU.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 41 - 45)