III. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.
5. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty
- Về hoạt động quảng cáo và Marketing: Công ty đã xây dựng trang web, tham gia vào hiệp hội chế biến và xuất khẩu hàng thủy sản và là thành viên uy tín tích cực trong hiệp hội. Do khả năng tài chính có hạn nên hiện tại công ty không thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài. Nhưng công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để có thể tiếp cận và tự giới thiệu mình với các bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty cũng thưỡng cho đăng quảng cáo trên các ấn phẩm chuyên ngành thủy sản của Việt Nam và nước ngoài.
- Về các dịch vụ đi kèm hoạt động xuất khẩu thủy sản: Các dịch vụ trong hoạt động xuất khẩu như khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng và trung tâm tư vấn cho người tiêu dùng, sản phẩm thủy sản nào là tốt nhất với điều kiện sức khỏe cũng như thu nhập của người tiêu dùng. Đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu; công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để làm thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của bạn hàng.
5. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của côngty. ty.
5.1. Khả năng cạnh tranh về giá cả.
Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher- Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó. Việt Nam có thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Mà hàng thủy sản nói riêng cũng như nông lâm thủy sản nói chung là những mặt hàng thâm dụng lao động. Bởi vậy, với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói riêng vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Vì vậy, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty cũng được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao về giá bán. Tuy nhiên tính biến động giá của mặt hàng này rất cao; từ năm 2008 trở lại đây giá các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam cũng như của công ty như cá tra và tôm sú rất biến động, có khi giảm giá đột ngột. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP) cho biết, cá tra Việt Nam đang bị bốn nước xuất khẩu lớn là Indonesia, Malaisia, Thai Lan và Bangladesh cạnh tranh và gây sức ép về giá ở các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Thêm vào đó, theo ông Dũng, thức ăn cho chăn nuôi thủy sản trong nước vẫn bị “ đội
giá” cao hơn so với giá thế giới, làm khả nảng cạnh tranh về giá của mặt hàng này giảm. Mặt khác, giá cả nông sản xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Giá bán sản phẩm không phải và không thể là công cụ cạnh tranh chủ yếu của công ty khi xuất khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế vì: độ nhạy cảm của nhu cầu thủy sản với giá của nó thấp do nó là hàng hóa thiết yếu. Do đó, khi doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng thủy sản để kích thích tiêu dùng thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này cũng không tăng lên nhiều nhue mức độ giảm giá, khi đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị giảm.
5.2.Khả năng cạnh tranh về chất lượng.
Khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước, có 2 lợi thế để chiếm lĩnh thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần biết. Thứ nhất là chiếm lĩnh thị trường bằng các loại hàng hóa giá rẻ và thứ hai là chiếm lĩnh thị trường bằng hàng hóa có chất lượng mà người ta vẫn gọi là mặt hàng chiến lược.
Hiện nay, khi hàng rào thuế quan dần được loại bỏ, các thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… ngày càng đặt ra các quy định ngặt nghèo. Cùng với tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa là yêu cầu tiêu chuẩn các thị trường này đang đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua. Do đó để giữ vững được thị phần công ty đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến của các nước, đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, áp dụng đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của từng thị trường. Tuy vậy, các hệ thống quản lý của công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện và chưa có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này dẫn đến hậu quả là một số lô hàng xuất khẩu thủy sản của công ty không đạt chất lượng.
5.3. Khả năng cạnh tranh về mẫu mã, bao bì sản phẩm.
Bao bì là một phần quan trọng trong việc xây dựng và tạo chỗ đứng cho sản phẩm xuất khẩu với thị trường xuất khẩu, đặc biệt là với thị trường châu Âu khó tính. EU đã ban hành chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ thị này quy định hàm lượng kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì và được chuyển thành luật quốc gia của các nước thành viên EU.
Tuy nhiên hiện nay, công ty cổ phần thủy sản khu vực I nói riêng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung dù đã có quan tâm tới mẫu mã, bao bì sản phẩm song mẫu mã, bao bì mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty hay
của ngành thủy sản vẫn còn rất nghèo nàn; các doanh nghiệp chưa chủ động cải tiến các mặt hàng mẫu mã mới. Mẫu mã, bao bì sản phẩm đóng vai trò to lớn trong việc thu hút sự chú ý cũng như tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Hình ảnh của công ty sẽ được nâng cao nhiều nếu công ty quan tâm nhiều đến việc thiết kế bao bì, nhãn mác sao cho phù hợp. Công ty cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình không chỉ qua chất lượng của sản phẩm mà còn qua bao bì sản phẩm.
5.4. Khả năng cạnh tranh về thương hiệu.
Một yếu tố có thể nói có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quyết định đến sự đánh giá và ra quyết định mua hàng của khách hàng chính là thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm. Điều này hết sức đúng đắn khi nó phản ánh được ý thức tiềm ẩn của khách hàng đối với độ tin cậy của sản phẩm.
Vấn đề thương hiệu sản phẩm của công ty nói riêng, của thủy sản Việt Nam nói chung được coi là một thách thức lớn. Vì hiện nay các mặt hàng thủy sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, do đó cũng không quảng bá được sản phẩm. Việc chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm thủy sản Việt Nam khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ là một bất lợi lớn nhưng ngành thủy sản Việt Nam đang bỏ ngỏ vấn đề này, hoạt động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam chỉ tập trung vào việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước nhập khẩu.Cho dù một thương hiệu mạnh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thương hiệu cũng giúp người tiêu dùng biết rõ xuất xứ của sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Thực tế, một số công ty làm điều này chỉ vì sợ người khác chiếm mất tên của mình chứ chưa hẳn coi đây là một việc có tầm quan trọng lớn, như một công cụ để kinh doanh. Khó khăn nhất của công ty cổ phần thủy sản khu vực I hiện nay trong việc xây dựng thương hiệu là thiếu nhân sự chiến lược về marketing. Công ty không có bộ phận chuyên môn cho các hoạt động marketing nên phòng kinh doanh kiêm luôn cả việc bán hàng, marketing và công tác kế hoạch.
IV.Đánh giá chung hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian qua.