Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 34 - 37)

1. Điều kiện tự nhiên.

Nông nghiệp nói chung, ngành sản xuất và kinh doanh thủy sản nơi riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên do đó điều kiện tự nhiên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng thủy sản thì chúng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại.

2. Trình độ khoa học công nghệ.

Ngày nay khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là một biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Những thành tựu liên quan đến sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến hàng hóa thủy sản làm xuất hiện những hàng hóa mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Đặc biệt, trong ngành thủy sản tiến bộ khoa học kỹ thuật là một đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển nghề đánh bắt cá năng suất cao và nghề đánh cá nơi viễn dương và địa cực. Khoa học- kỹ thuật càng tiên tiến hiện đại thì công nghệ sau thu hoạch và chế biến càng phát triển, từ đó tạo ra ngày càng nhiều và đa dạng các sản phẩm giá trị cao từ thủy sản.

3. Cung cầu thủy sản trên thị trường thế giới.

Dân số phát triển nhanh vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản ngày càng cao và vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Xu hướng tiêu dùng thủy sản ngày càng cao do đặc điểm của hàng thủy sản là có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà không gây ra các bệnh như các mặt hàng khác như thịt, cá,…Do đó thủy sản có khả năng thay thế khá hoàn hảo đối với các loại thịt gia súc, gia cầm.

Việc cung cấp hàng thủy sản ở các nước có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Nếu cung trên thị trường thế giới nhiều thì sự cạnh tranh sẽ lớn, giá cả sẽ giảm.

4. Chính sách xuất khẩu của mặt hàng thủy sản.

Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phát triển thuận lợi hay khó khăn. Mặt hàng thủy sản nước ta đặc biệt được khuyến khích xuất khẩu mặc dù trợ cấp thủy sản nhưng nhà nước luôn tạo điều kiện về vốn vay xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu, miễn giảm thuế, ưu tiên vào việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ,…

5. Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản luôn gặp những khó khăn vơi hàng rào bảo hộ của các nước phát triển. Các nước phát triển luôn nói về tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa nhưng việc thực hiện bảo hộ thủy sản lại luôn được họ áp dụng; càng những nước phát triển việc đặt hàng rào càng nhiều gây khó khăn lớn cho các nước xuất khẩu.

Việc quy định vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thủy sản của các nước nhập khẩu cũng gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu như: quy định các dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu,…

6. Các kế hoạch và chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Marketing ngày nay đã trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Lập kế hoạch và chiến lược marketing là công việc hữu ích cho doanh nghiệp; nó bao gồm hai nôi dung cơ bản sau: Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp và lập kế hoạch marketing. Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: xây dựng cương lĩnh, đề ra nhiệm vụ, kế hoạch phát triển các lĩnh vực kinh doanh và đề ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sauk hi xây dựng chiến lược kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch riêng cho từng ngành sản xuất, từng ngành hàng hóa, từng nhãn hiệu và cho từng thị trường. Kế hoạch marketing là phương tiện hữu ích để thực hiện chiến lược chung của doanh nghiệp.

7. Bộ máy quản lý của công ty.

Đây là nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định sự thuận lợi hay khó khăn trong phát triển của công ty. Việc phân công công việc hợp lý phát huy được thế mạnh của mỗi cán bộ công nhân viên, tạo tính đoàn kết trong nội bộ công ty đồng thời giữa các phòng ban có sự kết hợp linh hoạt, thông hiểu lẫn nhau tạo môi trường làm việc thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận quản lý và nó sẽ quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 34 - 37)