Tình hình xuất khẩu thủy sản trên thế giới trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 51 - 53)

II. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và trên thế giớ

2.Tình hình xuất khẩu thủy sản trên thế giới trong những năm gần đây

Khác với thị trường nhiều loại hàng thức phẩm khác có sự “ đóng băng” hay tiêu thụ chậm trong những năm gần đây, thời gian qua, thị trường thủy sản thế giới diễn ra khá sôi động. Điều này có liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thủy sản và do tương quan cung cầu về thủy sản trên thế giới không cân đối gây ra.

Theo thống kê của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), trên thế giới có 179 quốc gia mà hàng thủy sản được người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm. Do điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, phong tục tập quán hay tôn giáo khác nhau mà mức độ sử dụng thủy sản làm thực phẩm của các quốc gia và dân tộc cũng rất khác nhau. Lượng tiêu thụ thủy sản trung bình của thế giới năm 1997- 1999 là 15,8

kg/người. Các nước công nghiệp đứng đầu về chỉ tiêu này với mức 27,9 kg/người, các nước thuộc khối thu nhập thấp ( chiếm 3/4 dân số thế giới) có mức tiêu thụ bằng 1/3 mức tiêu thụ của các nước công nghiệp, khoảng 9,2 kg/người. Có thể thấy, mức tiêu thụ thủy sản khổng lồ trên thế giới đã thúc đẩy các quốc gia có điều kiện thuận lợi và tiềm năng xuất khẩu hàng thủy sản, tăng mạnh sản lượng sản xuất và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, đồng thời cũng tạo nên sự sôi động trên thị trường thủy sản thế giới. Với mức tăng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nguồn cung thủy sản trên thị trường thế giới là khá lớn. Tuy nhiên, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Trong những năm qua, Thái Lan là nước có vị trí đứng đầu về giá trị xuất khẩu hàng thủy sản. Trung Quốc đứng vị trí thứ 2 trong số các nước xuất khẩu thủy sản. Ngoài ra, Mỹ, Đan Mạch, Canada,… cũng là những nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Đến nay, Việt Nam cũng là một trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Nhập khẩu thủy sản trên thế giới tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 1990, giá trị nhập khẩu thủy sản trên thế giới đạt 39,565 tỷ USD; đến năm 1995 con số này đã lên tới 56,025 tỷ USD tăng 41,6% so với năm 1990. Năm 1999, giá trị nhập khẩu thủy sản toàn thế giới đạt 57,6 tỷ USD; năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt trên 60 tỷ USD.

Nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới hiện nay là Nhật Bản với mức tăng trung bình hàng năm là 16%. Sau Nhật Bản, Mỹ là nước nhập khẩu thủy sản đứng thứ 2 thế giới ( chiếm khoảng 1/6 tổng giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới). Thị trường các nước thuộc khối Liên minh châu Âu EU cũng là những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn như: Italia, Anh, Pháp, Đan Mạch. Tây Ban Nha,.. mỗi năm nhập khẩu trên 2 tỷ USD. Ngoài các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên, các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Hồng Kong, Thái Lan, Đài Loan,.. cũng nhập một khối lượng thủy sản lớn.

Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu thủy sản của ngành thủy sản được thực hiện thông qua các công cụ: ban hành những quy định đối với những mặt hàng thủy sản xuất khẩu có điều kiện, ban hành các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh cho hàng thủy sản xuất khẩu, các chính sách ưu đãi về thuế, thưởng xuất khẩu, chính sách về đầu tư cho chế biến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 51 - 53)